Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tổng giám đốc Toshiyuki Takahara của Suzuki Việt Nam cho biết công ty này đang lên kế hoạch đầu tư sản xuất ô tô tại Việt Nam khi có doanh số bán hàng hợp lý. Còn Mitsubishi Việt Nam có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô mới với công suất 50.000 xe, trong đó dự kiến lắp ráp cả ô tô điện.
Mới đây, Ford Việt Nam đã hoàn thành nâng cấp nhà máy lắp ráp tại Hải Dương, nâng công suất lên 40.000 xe/năm, với vốn đầu tư 80 triệu USD. Tập đoàn Hyundai (Hàn Quốc) đã góp vốn đầu tư với Tập đoàn Thành Công (Việt Nam) nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô mới, công suất 100.000 xe/năm với công nghệ hiện đại, tại Gia Viễn (Ninh Bình).
Về sản xuất linh kiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, gần đây có một số nhà đầu tư nước ngoài tỏ ý quan tâm tới sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và đang chờ tín hiệu từ các cơ quan quản lý. Đây là cơ hội cần đón nhận, để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, từ làn sóng dịch chuyển đầu tư sau đại dịch Covid-19.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng bản đề án, phát triển hệ sinh thái đối với ngành sản xuất ô tô, trình Chính phủ trong thời gian tới. Mục tiêu đến năm 2025, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, có tính cạnh tranh cao, đáp ứng 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa và tới năm 2030 là 70%.
Về số lượng, đến năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp và năm 2030 là 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho lắp ráp ô tô trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 30%.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ hiện rất yếu kém. Với dòng xe cá nhân có chưa tới 80 doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô cung cấp cho 10 nhà sản xuất gốc, trong đó có 18 nhà cung cấp cấp 1 và 58 nhà cung cấp cấp 2, cấp 3. Nhà sản xuất gốc có số lượng nhà cung cấp tại chỗ lớn nhất hiện nay là Toyota Việt Nam với 28 doanh nghiệp.
Con số này quá nhỏ bé, nếu so với gần 2.000 nhà sản xuất linh kiện tại Thái Lan, một “cứ điểm” ô tô ở Đông Nam Á. Không những thế linh kiện của các nhà sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các cụm chi tiết đơn giản, cồng kềnh như: khung ghế, ắc quy, chi tiết nhựa cỡ lớn,...
Vì vậy, mục tiêu Bộ Kế hoạch và Đầu tư định đặt ra là sau 5 năm nữa (2025) sẽ có 1.000 doanh nghiệp và sau 10 năm nữa (2030) sẽ có 2.000 doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô, liệu có quá tham vọng?
Chuyên gia Nguyễn Minh Đồng cho rằng, để trở thành “cứ điểm” sản xuất ô tô trong khu vực, ngoài việc duy trì và mở rộng hoạt động của các nhà sản xuất gốc, cần một đội ngũ các doanh nghiệp sản xuất linh kiện hùng hậu gia nhập thị trường. Vấn đề quan trọng là Việt Nam phải thu hút được các doanh nghiệp sản xuất linh kiện hàng đầu thế giới, cùng với đó là phát triển các doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, đến nay sản lượng ô tô sản xuất lắp ráp từ 16 chỗ ngồi trở xuống của các nhà sản xuất gốc tại Việt Nam rất thấp; hàng năm mới chỉ đạt hơn 200.000 xe các loại, bằng một nửa tổng công suất hiện có. Trong khi đó, Thái Lan sản xuất hơn 2 triệu xe và Indonesia 1,2 triệu xe/năm.
Sản lượng thấp khiến cho giá thành cao, trong khi thu nhập của người dân vẫn còn thấp nên ít người có ô tô. Tính ra, đến nay mới chỉ gần 3% dân số có ô tô riêng.
Bộ Công Thương dự báo, thị trường ô tô Việt Nam đến năm 2025 có thể đạt quy mô 800.000 xe với năm 2035 đạt 1,7 triệu xe. Thị trường tiềm năng, nhưng Việt Nam có trở thành “cứ điểm” sản xuất ô tô trong khu vực hay không, vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn.
Quay trở lại câu chuyện của Suzuki, ông Toshiyuki Takahara cũng cho hay việc đầu tư sản xuất ô tô mới chỉ là dự tính, bởi nếu phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu sẽ không hiệu quả, làm gia tăng chi phí, giá xe tăng lên. Do vậy, thời điểm này, thời điểm này việc Suzuki nhập khẩu xe nguyên chiếc về phân phối vẫn là hợp lý nhất.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nói rõ, các nhà đầu tư nước ngoài tỏ ý quan tâm tới sự phát triển của công nghiệp ô tô Việt Nam nhưng đang chờ tín hiệu từ các cơ quan quản lý. Tín hiệu ở đây là các chính sách ưu đãi để phát triển ngành công nghiệp ô tô.
Ngành công nghiệp ô tô phát triển phải dựa trên quy mô và sản lượng. Doanh số bán lớn thì sản xuất mới có cơ hội phát triển. Muốn vậy, phải có chính sách ưu đãi để xe sản xuất trong nước có giá bán đến tay người tiêu dùng thấp, cạnh tranh với xe nhập khẩu nguyên chiếc và có chính sách khuyến khích khách hàng sử dụng ô tô sản xuất lắp ráp trong nước.
Bộ Công Thương từ năm 2017 đã đề xuất điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, miễn cho phần giá trị gia tăng trong nước, giúp ô tô giảm giá, qua đó tăng sản lượng, tăng nội địa hóa.
Tại Nghị quyết 115 NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, ban hành ngày 6/8/2020, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm sửa đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (cụ thể là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt) đối với sản phẩm ô tô, trình Quốc hội khóa XIV tại Kỳ họp thứ 10. Tuy nhiên, trong nghị trình Quốc hội kỳ họp này vẫn không có.
Các doanh nghiệp đã đầu tư lớn cho sản xuất ô tô hay công nghiệp hỗ trợ, nhưng không nhận được chính sách ưu đãi, có nguy cơ gặp rủi ro cao, bởi xe trong nước khó cạnh tranh với xe nhập khẩu. Nếu vậy, khả năng đón bắt cơ hội, để trở thành “cứ điểm” của ngành ô tô trong khu vực vẫn ở chế độ chờ....
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.