Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Thị trường sữa còn nhiều thách thức
ĐHCĐ thường niên năm 2024 của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) diễn ra vào chiều nay (25/4) theo hình thức trực tuyến. Tại đại hội, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc VNM cho biết ngành sữa tăng trưởng khá chậm trong vòng 6 năm vừa qua.
Tính tới năm 2019, ngành sữa vẫn đạt tăng trưởng tốt nhưng sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-10, ngành sữa đã tăng trưởng âm trong 2 năm liên tiếp.
Riêng trong năm 2023, doanh thu của VNM chỉ tăng nhẹ so với năm 2022, trong khi các đối thủ đạt mức tăng trưởng cao hơn. Lý giải về vấn đề này, bà Mai Kiều Liên cho biết sản phẩm của VNM khác với các đổi thủ trên thị trường.
“Vinamilk có tất cả sản phẩm của ngành hàng sữa, trong khi đối thủ chỉ có 1-3 sản phẩm. Đối với thị trường sữa, mỗi năm sẽ có những mặt hàng tăng trưởng và những mặt hàng sụt giảm khác nhau”, Tổng giám đốc VNM cho biết.
Theo bà, nguyên nhân doanh thu của Vinamilk không biến động tăng mạnh trong năm vừa qua là do mảng sữa bột trẻ em. Tỷ lệ sinh 2 năm trở lại đây ở Việt Nam ít hơn những năm trước. Trong khi đó các mẹ sau sinh được nghỉ thai sản nhiều hơn so với các quy định trước đó, do đó ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ làm doanh thu sữa bột giảm. Thị trường sữa bột năm vừa qua ghi nhận tăng trưởng âm toàn thị trường, không chỉ riêng VNM.
Trong quý I/2024, theo thống kê của Nielsen, sức mua thị trường sữa Việt Nam tăng trưởng âm 2,8%, trong đó bị ảnh hưởng từ thị trường sữa bột giảm 20%. Các ngành hàng khác của VNM như sữa hạt, sữa chua, sữa chua uống, sữa đặc đều tăng trưởng 2 con số, bù đắp lại cho sự thiếu hụt của mảng sữa bột.
Trong 5 năm tới, VNM dự kiến lên kế hoạch doanh thu tăng 5-10% tuỳ vào tình hình thị trường.
Chia sẻ về kết quả kinh doanh quý I, bà Mai Kiều Liên cho biết tổng doanh thu hợp nhất tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2023, lợi nhận trước thuế tăng 17%, lợi nhuận sau thuế tăng 15,8%. Tổng doanh thu công ty mẹ tăng 2,3%, lợi nhuận trước thuế tăng 16,5%, lợi nhuận sau thuế tăng 15,4%.
Chưa có kế hoạch M&A, không tăng tỷ lệ cổ tức
Tại đại hội, nhiều cổ đông đặt vấn đề về kế hoạch M&A khi mà các thương vụ mua bán lớn mà VNM thực hiện đã là câu chuyện từ 2-3 năm trước. Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, VNM đang rất thận trọng với kế hoạch M&A.
“Có rất nhiều đối tác là các công ty trong lĩnh vực tài chính giới thiệu những thương vụ M&A ở nước ngoài nhưng Vinamilk mới đang nghiên cứu chứ chưa có thông tin chính thức nào để công bố”, bà Liên cho biết.
Theo bà, M&A phải đem lại hiệu quả thì VNM mới thực hiện. Nếu mua bán sáp nhập nhiều nhưng không có hiệu quả, VNM sẽ không làm.
Về kế hoạch cổ tức, VNM dự kiến phân phối lợi nhuận bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 38,5% cho cả năm 2023 và năm 2024. Theo đó, công ty sẽ không tăng tỷ lệ chia cổ tức vì mức cổ tức hiện tại đã chiếm tới 91% lợi nhuận làm ra của VNM và chỉ giữ lại 9% còn lại.
Về cổ phiếu thưởng, trước sự đề cập của cổ đông, bà Mai Kiều Liên cho biết HĐQT sẽ họp bàn và công bố thông tin mới nhất cho cổ đông. Ngoài ra, VNM cho biết không có kế hoạch mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ.
Với tiến độ các dự án, tới quý IV/2024, nhà máy, trang trại của Vinabeef sẽ đi vào hoạt động và sản phẩm sẽ được đưa ra thị trường.
Dự án Thiên đường Sữa Mộc Châu sẽ chậm hơn vì liên quan tới vấn đề đất đai. Về nguồn lực tài chính và con người, Vinamilk đều đã sẵn sàng. Nhà máy sữa Hưng Yên đã hoàn thành san lấp mặt bằng và đăng ký lại quyền sử dụng đất, dự kiến khởi công vào tháng 6-7 tới đây.
Về nhà máy Dielac đang trong diện giải toả ở tỉnh Đồng Nai, nhà máy này được hình thành lâu đời từ năm 1987. VNM cho biết đang bàn với tỉnh Đồng Nai về kế hoạch di dời. Tuy nhiên, VNM hiện có nhà máy sữa với công suất gấp 3 lần nhà máy Dielac, nên việc di dời không ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.