VinFast sau 1 năm đưa cổ phiếu lên sàn Nasdaq

Khánh Tú - 15/08/2024 16:30 (GMT+7)

(VNF) - 20h tối 15/8/2023, cú rung chuông của Tổng Giám đốc VinFast toàn cầu Lê Thị Thu Thủy đã đánh dấu khoảnh khắc lịch sử khi lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.

Sau cú rung chuông lịch sử ấy, cổ phiếu VinFast đã trải qua một năm đầy biến động. Có thời điểm, giá trị vốn hóa của công ty vượt xa mọi kỳ vọng, thậm chí tương đương tổng giá trị của 10 doanh nghiệp hàng đầu trên sàn chứng khoán Việt Nam. Song, cũng có những lúc VinFast phải đối diện với nhiều hoài nghi khi thị trường xe điện cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Nhưng sự tiến bộ trên thực tế của hãng xe điện Việt Nam có quy mô toàn cầu là không thể phú nhận. Những con số đã nói lên quyết tâm mạnh mẽ và niềm tin của Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng ngày càng rõ đích đến.

Một năm đầy biến động

Đóng cửa phiên 14/8/2024, cổ phiếu VFS ở mức 3,85 USD/cp, đưa vốn hóa thị trường của công ty về mốc 8,44 tỷ USD. So với mức giá mở cửa ở phiên giao dịch đầu tiên (22 USD/cp), giá trị của cổ phiếu VFS đã giảm tới gần 6 lần.

Thế nhưng điều này dường như không làm người đứng đầu VinFast lo lắng. Trong cuộc trao đổi mới nhất với Bloomberg, tỷ phú Phạm Nhật Vượng tự tin rằng, ông không quan tâm đến giá cổ phiếu vào lúc này và không vội vàng đưa thêm cổ phiếu ra thị trường. Và rằng ông vẫn ngủ đủ 8 tiếng một ngày, hàng sáng vẫn thức dậy chơi với các cháu mà không lo lắng gì.

Tròn 1 năm ngày VinFast chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.

Nhìn lại chặng đường 1 năm qua của VinFast, quả thực có nhiều thứ để nói đến hơn là giá cổ phiếu. Trong quý IV/2024, tức quý đầu tiên sau khi VinFast lên sàn Nasdaq, doanh số xe điện của hãng đạt 13.513 xe, tăng tới 35% so với quý trước đó. Nhờ đó, tổng doanh thu của VinFast đạt 10.418 tỷ đồng trong quý IV/2023, tăng 133% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế cả năm 2023, VinFast bàn giao tổng cộng 34.855 ô tô điện với tổng doanh thu đạt 28.596 tỷ đồng, tăng 91% so với năm trước đó.

Sự khởi sắc trong doanh số bán xe tiếp tục kéo dài sang năm 2024. Trong 6 tháng đầu năm 2024, VinFast đã giao tổng cộng 21.747 ô tô điện, tương đương mức tăng trưởng vượt trội, tăng 92% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt khoảng 1/3 kế hoạch đề ra của cả năm 2024. Trong quý I/2024, VinFast cũng lần đầu tiên trở thành thương hiệu ô tô bán chạy nhất Việt Nam.

Sự khởi sắc về doanh số của VinFast dự kiến sẽ còn tiếp diễn trong những tháng cuối năm nhờ sự xuất hiện của mẫu xe điện mini VinFast VF3. Với thiết kế gọn nhẹ hướng đến đại đa số người Việt cùng mức giá phải chăng, chỉ từ 240 triệu đồng, VinFast VF3 đã nhanh chóng tạo cơn sốt trên thị trường xe điện.

Song, trong một cuộc đua xe điện ngày càng khốc liệt, khi hàng loạt hãng xe điện “nhảy” vào thị trường Việt với tham vọng chia lại miếng bánh thị phần, việc ra mắt một mẫu xe điện mới với giá phải chăng vẫn là chưa đủ. Chính vì lẽ đó, khi đại đa số các hãng xe điện khác trên thị trường Việt vẫn đang dành phần lớn nguồn lực để phát triển các dòng xe mới thì VinFast đã rót hàng trăm triệu USD vào phát triển hệ thống trạm sạc.

Theo thống kê, hiện VinFast đã có khoảng 150.000 cổng sạc phủ khắp cả nước. Tính đến hết năm 2023, trạm sạc điện của VinFast đã có mặt tại 125 tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, tại 63 tỉnh, thành phố. So với năm 2022, số cổng sạc VinFast đã triển khai tại Việt Nam tăng trưởng đến gần 75%.

VinFast đẩy mạnh phủ sóng trạm sạc trên toàn quốc.

Tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên 2024 của Vingroup, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng đã khẳng định: "Tôi sẽ bỏ thêm 10.000 tỷ để tăng gấp 3 lần số trạm sạc tại Việt Nam". Tập đoàn Vingroup cũng đã thành lập Công ty Phát triển trạm sạc Toàn cầu V-GREEN, đơn vị đóng vai trò đối tác phát triển mạng lưới trạm sạc trên toàn cầu cho VinFast.

Không chỉ tự chủ về trạm sạc, VinFast còn tham vọng tự chủ về công nghệ pin. Cuối năm 2023, Chủ tịch của Vingroup tặng 99,8% vốn CTCP Giải pháp Năng lượng VinES cho VinFast. Đây là bước tiến quan trọng trong việc phát triển và kiểm soát chuỗi cung ứng và dây chuyền sản xuất tích hợp, đẩy mạnh hơn nữa thế mạnh cạnh tranh cho xe điện VinFast.

Từ cuối năm 2023, VinFast cũng đã chuyển đổi mô hình phân phối từ trực tiếp sang kết hợp với mạng lưới đại lý, nhằm giảm bớt gánh nặng về vốn. Hãng đặt mục tiêu có 400 điểm bán hàng trên toàn cầu vào cuối năm 2024.

Bên cạnh thị trường nội địa là chủ lực, VinFast còn tham vọng “đem chuông đi đánh xứ người” khi đẩy mạnh xâm nhập thị trường quốc tế. Trong 1 năm qua, VinFast liên tục bắt tay với các nhà phân phối để mở đại lý tại nước ngoài cũng như đạt thỏa thuận để xuất khẩu xe sang các thị trường như Mỹ, Canada, châu Âu cũng như các nước châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan.

Công ty cũng đã động thổ xây dựng 2 nhà máy tại Ấn Độ và Indonesia. Mỗi cơ sở ở Ấn Độ và Indonesia dự kiến sẽ có công suất hàng năm khoảng 50.000 xe cho giai đoạn 1 với tiềm năng tăng lên tới 300.000 xe mỗi năm tùy thuộc vào nhu cầu thị trường.

Thận trọng khi cuộc đua xe điện ngày càng khốc liệt

Dẫu vậy, giống như người giàu nhất Việt Nam từng nói, nếu kinh doanh xe điện dễ thì đã không đến lượt VinFast làm. Để hiện thực hóa tham vọng hòa EBITDA từ năm 2026, VinFast vẫn còn một chặng đường rất dài.

VinFast vẫn còn một chặng đường dài để đi.

Mới đây nhất, VinFast đã phải thu hẹp mục tiêu doanh số bán xe ô tô điện trong năm 2024, từ 100.000 xe xuống còn 80.000 xe. Lý giải về điều này, đại diện VinFast cho biết, mặc dù kết quả kinh doanh quý hai khả quan, nhưng những khó khăn kinh tế và sự bất ổn ở nhiều nền kinh tế vĩ mô khác nhau cũng như bối cảnh thị trường xe điện toàn cầu cho thấy cần thận trọng hơn về triển vọng cho khoảng thời gian còn lại của năm.

Cùng với đó, công ty cũng hoãn khánh thành nhà máy trị giá 4 tỷ USD tại Bắc Carolina từ năm 2025 sang năm 2028 nhằm tối ưu hóa việc phân bổ vốn và quản lý chi tiêu ngắn hạn hiệu quả hơn, tập trung nhiều nguồn lực hơn vào việc hỗ trợ các mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn và củng cố các hoạt động hiện có.

VinFast còn đang phải "sinh tồn" trong một cuộc cạnh tranh khốc liệt với nhiều đối thủ sừng sỏ và chi phí vay leo thang.

Thách thức là vậy song với sự cam kết sẽ tiếp tục đầu tư cho VinFast đến cùng và lời khẳng định sẽ không 'buông' VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast vẫn còn nhiều điều để kỳ vọng và theo dõi.

Cùng chuyên mục
Điểm sáng FDI: Tổng vốn đăng ký 8 tháng đạt 20,5 tỷ USD

Điểm sáng FDI: Tổng vốn đăng ký 8 tháng đạt 20,5 tỷ USD

(VNF) - Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, thu hút FDI tiếp tục là điểm sáng, tổng vốn FDI đăng ký 8 tháng khoảng 20,5 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ.

Muốn phát triển bền vững nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu

Muốn phát triển bền vững nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu

(VNF) - Trước những tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường trên thế giới về phát triển bền vững, khiến các DN Việt Nam phải quan tâm tìm hiểu và tiến tới thực thành ESG. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc này còn nhiều rào cản và dường như DN đang chưa biết phải “xuất phát” ra sao

Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

Tân Chủ tịch ACV Vũ Thế Phiệt, gánh tiếp trọng trách Sân bay Long Thanh

(VNF) - Ông Vũ Thế Phiệt được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thay thế cho ông Lại Xuân Thanh - người vừa nghỉ hưu từ 1/9.

 DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

DN liên quan Trương Mỹ Lan khất nợ 445 tỷ đồng lãi trái phiếu

(VNF) - Setra Corp, công ty liên quan hệ sinh thái bà Trương Mỹ Lan, góp vốn xây tháp Vietcombank, đang nợ gần 445 tỷ đồng lãi trái phiếu.

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

Hình dáng Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích

(VNF) - Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023. Hiện các nhà thầu đang khẩn trương thi công, phấn đấu hoàn thành dự án vào dịp 30/4/2025, vượt tiến độ 8 tháng.

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

'Việt Nam hưởng lợi từ sắp xếp lại thị trường xuất khẩu toàn cầu'

(VNF) - Theo nhận định của các chuyên gia,Việt Nam là quốc gia tại ASEAN được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại các thị trường xuất khẩu toàn cầu

Lần theo bước chân  khối ngoại trên TTCK Việt Nam

Lần theo bước chân khối ngoại trên TTCK Việt Nam

(VNF) - Nhìn lại cả hành trình của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, có thể thấy sau thời gian chạy đà gom gió cho “con diều chứng khoán Việt” bay lên, đến nay thị trường đã “tự bay” được, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm dần.

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

Kinh doanh ô tô, xe máy tại Việt Nam, Honda thu lợi hơn 1 tỷ USD

(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Honda Việt Nam, Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Honda Việt Nam ghi nhận hơn 30.399,7 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

Bão Yagi hướng vào đất liền: Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương

(VNF) - Tính đến 9h sáng 7/9, tâm bão vẫn còn cách đất liền khoảng 120km, nhưng đĩa mây đã xâm lấn ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng gây mưa to.

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

Top 10 DN vốn hoá lớn nhất sàn: Sự trở lại ấn tượng của ‘ông lớn’

(VNF) - HPG đã cắt đứt chuỗi giảm điểm liên tiếp trong 7 phiên, đồng thời duy trì vị trí của mình trong top 10 doanh nghiệp vốn hoá lớn nhất thị trường.