Vốn FDI giảm mạnh bất chấp nỗ lực 'ghi điểm' của Trung Quốc

Mộc An - 07/11/2023 17:40 (GMT+7)

(VNF) - Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang gặp khó khăn trong việc thu hút các công ty và đầu tư nước ngoài, bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giải quyết vô số thách thức kinh tế thời gian gần đây.

VNF
Thước đo đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc lần đầu tiên rơi vào mức đỏ kể từ năm 1998, cho thấy nước này đã thất bại trong việc ngăn chặn dòng vốn chảy ra nước ngoài.

Theo dữ liệu do Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE) công bố hồi cuối tuần trước, nợ tài chính phát sinh từ việc đầu tư trực tiếp nước ngoài (DIL) - thước đo vốn nước ngoài chảy vào Trung Quốc, ở mức âm 11,8 tỷ USD trong quý III vừa qua. Cùng kỳ năm ngoái, DIL của Trung Quốc ở mức 14,1 tỷ USD.

Đây là lần đầu tiên thước đo này chuyển sang âm trong 25 năm, kể từ khi SAFE bắt đầu tổng hợp dữ liệu vào năm 1998. Dữ liệu này có thể liên quan đến tác động của việc các nước phương Tây “giảm rủi ro” từ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng leo thang.

Nó cho thấy các công ty nước ngoài có thể đang rút tiền ra khỏi đất nước thay vì tái đầu tư vào hoạt động của họ. Nợ tài chính phát sinh từ việc đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm lợi nhuận thuộc về các công ty nước ngoài chưa được chuyển về nước hoặc chưa phân phối cho các cổ đông, cũng như khoản đầu tư nước ngoài vào các tổ chức tài chính.

Tính toán của Financial Times dựa trên dữ liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy, dòng vốn FDI vào Trung Quốc trong tháng 9/2023 ghi nhận ở mức 72,8 tỷ nhân dân tệ (10 tỷ USD), giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ khi số liệu bắt đầu được công bố hàng tháng vào năm 2014. Luỹ kế từ tháng 1 đến tháng 9, FDI của Trung Quốc giảm 8,4%.

Sự sụt giảm về FDI là một phần trong các chỉ số kinh tế đáng thất vọng của Trung Quốc kể từ khi dỡ bỏ các hạn chế do Covid-19 vào đầu năm. Tháng 1/2023, vốn FDI vào Trung Quốc tăng vọt 15% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kể từ tháng 5/2023, dòng vốn này ghi nhận mức sụt giảm 2 con số trong mỗi tháng.

Vanguard Group, một trong những công ty quản lý quỹ lớn nhất của Mỹ và thứ 2 thế giới, đang thực hiện những bước cuối cùng để rút khỏi Trung Quốc. Vanguard chia sẻ với CNN rằng họ đặt mục tiêu đóng cửa văn phòng ở Thượng Hải sau tháng 12/2023. Công ty cho biết họ đã bán cổ phần trong liên doanh của mình cho đối tác địa phương là Ant Group vào tháng trước, như một phần của việc thoái lui.

Chưa thể trấn an được các nhà đầu tư

Bắc Kinh đang tìm cách đảo ngược dòng vốn chảy ra ngoài trước trong bối cảnh những thách thức kinh tế ngày càng gia tăng. Nhưng những nỗ lực này dường như chưa thể trấn an được các nhà đầu tư.

Cuối tháng trước, cơ quan lập pháp Trung Quốc đã phê duyệt 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD) trái phiếu chính phủ để hỗ trợ nền kinh tế. Trái phiếu sẽ được sử dụng chủ yếu để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng.

Quỹ đầu tư quốc gia này cũng đã mua cổ phiếu vào tháng trước để thúc đẩy thị trường chứng khoán đang sa sút của nước này, một trong những thị trường có kết quả tồi tệ nhất thế giới trong năm nay.

Vào tháng 9, Bắc Kinh cũng đã nới lỏng kiểm soát vốn ở hai thành phố lớn nhất đất nước là Bắc Kinh và Thượng Hải để cho phép người nước ngoài tự do chuyển tiền vào và ra khỏi đất nước.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng đã gặp một số công ty nước ngoài hàng đầu trong tháng 9, bao gồm JP Morgan, Tesla và HSBC, cam kết sẽ mở cửa hơn nữa ngành tài chính và “tối ưu hóa” môi trường hoạt động cho các công ty nước ngoài.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, các nhà đầu tư toàn cầu vẫn cảnh giác trước sự giám sát ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các công ty phương Tây và sự suy thoái cơ cấu.

Một cuộc khảo sát vào tháng 9 của Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải cho thấy chỉ 52% số doanh nghiệp được hỏi lạc quan về triển vọng kinh doanh trong 5 năm của họ, mức thấp nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào năm 1999. Con số này thấp hơn so với 55% vào năm 2022 và 78% vào năm 2021.

Xem thêm >> Philippines ‘hâm nóng’ cuộc đua xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Theo CNN, Financial Times
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới khởi công dự án 150 triệu USD tại Bình Dương

(VNF) - Bình Dương tiếp tục đón một doanh nghiệp lớn trong ngành thời trang là Tập đoàn Pandora sẽ xây dựng nhà máy trị giá hơn 150 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP 3.

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

Cổ phần hoá vẫn ì ạch, 85 DN chờ phê duyệt phương án cổ phần hoá

(VNF) - Tính đến tháng 4/2024, 85 doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

Long An: Khu đô thị 9.200 tỷ tìm nhà đầu tư

(VNF) - Dự án khu đô thị Bình An Đức Hòa được thực hiện tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 9.292 tỷ đồng.

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

Giá vé máy bay 'neo' cao: Bộ GTVT ra chỉ đạo nóng

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Hàng không kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé của các hãng hàng không.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả

(VNF) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

Tổng giám đốc Samsung: ‘DN công nghệ cao toàn thế giới cạnh tranh, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam’

(VNF) - "Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đang cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, do đó nhu cầu về nhân tài công nghệ cao cũng gia tăng đột biến".

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

Nhờ ‘game’ hợp nhất, CII lãi 323 tỷ trong quý I, bằng 60% kế hoạch năm

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (HoSE: CII) ghi nhận khoản lãi sau thuế lên tới 323 tỷ đồng trong quý I/2024, hoàn thành 60% kế hoạch năm dự kiến. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà tới từ hoạt động hợp nhất Năm Bảy Bảy vào CII.

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

Kiến nghị bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng

(VNF) - Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, đồng thời xử lý các cơ sở kinh doanh vàng không xuất hóa đơn điện tử kịp thời cho người mua.

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid có thể gây đông máu, Bộ Y tế nói gì?

(VNF) - Công ty dược phẩm nổi danh AstraZeneca gần đây đã khiến thế giới hoang mang khi lần đầu thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp là bệnh huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

Kiên quyết không 'cứu' dự án BOT thua lỗ do lỗi của doanh nghiệp

(VNF) - Nội dung này được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh trong thông báo kết luận về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.