Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó về dòng tiền nên mong chờ giảm lãi suất từ ngân hàng, nhưng rất ít đơn vị đạt được điều đó.
Theo ông Lâm Đại Vinh, Giám đốc Công ty TNHH vận tải Lâm Vinh (TP. HCM), hiện tại công ty vẫn phải trả lãi vay trung dài hạn bình quân 10 - 11%/năm, không thay đổi so với trước đây. Một số ngân hàng cho biết chỉ có vay mới thì lãi suất sẽ thấp hơn. Thế nhưng, các tài sản của công ty đã cầm cố cho những khoản vay cũ thì không thể nào đáp ứng đủ điều kiện để vay mới. Cái khó của công ty này cũng đang là chuyện thường ngày của nhiều doanh nghiệp khác.
Ông Huỳnh Văn Sơn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ngôi Sao Biển Sài Gòn, thông tin nhu cầu về vốn của doanh nghiệp hầu như lúc nào cũng có để phục vụ quá trình hoạt động. Đặc biệt khi hoạt động ảm đạm, dòng tiền đang cạn kiệt thì nhu cầu tài chính càng gia tăng để duy trì và phát triển. Thế nhưng, nếu doanh nghiệp không phải là khách hàng “ruột” của ngân hàng thì sẽ vô cùng khó tiếp cận nguồn vốn. Vì vậy, chuyện vay được tiền với lãi suất thấp là hiếm khi xảy ra với nhiều doanh nghiệp.
Đại diện một công ty sản xuất thực phẩm tại TP. HCM cũng cho hay dù công ty có lịch sử tín dụng tốt, doanh số chưa giảm mạnh vì Covid-19 như nhiều công ty ở các lĩnh vực khác nhưng lãi suất vay cũng không được giảm, vẫn loanh quanh từ 8 - 8,5%/năm.
TS. Lê Đạt Chí, Phó trưởng khoa Tài chính (Trường Đại học Kinh tế TP. HCM), phân tích nhiều doanh nghiệp đang bị mắc kẹt khi hoạt động giảm sút. Bản chất là hầu hết các ngân hàng đều không giảm lãi suất cho các khoản vay cũ mà chỉ thực hiện giãn nợ, khoanh nợ. Ngân hàng chỉ có thể cho vay mới với lãi suất thấp hơn trước. Nhưng nhiều doanh nghiệp muốn vay mới phải trả hết nợ cũ thì lại không có tiền, không còn tài sản thế chấp…
Chính vì vậy, một số doanh nghiệp lớn, có thương hiệu đã thực hiện quá trình tái cơ cấu lại tài sản. Chẳng hạn sẽ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, huy động được vốn dài hạn dù phải trả lãi suất cao hơn lãi vay ngân hàng. Sau đó doanh nghiệp sẽ thanh toán nợ ngắn hạn cho các nhà băng để tránh nợ xấu gia tăng. TS. Lê Đạt Chí nhấn mạnh: Hiện nay vòng quay vốn của ngân hàng giảm mạnh sau khi thực hiện giãn nợ, khoanh nợ cho nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh đó, do chi phí lớn trong khi hoạt động, mở rộng mạng lưới nên từ trước đến nay tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của các ngân hàng luôn cao hơn 3%.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng - Ngân hàng Nhà nước, cho biết tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng tính hết tuần đầu tiên của tháng 6 giảm còn 1,93%, trong khi cuối tháng 5 tăng lên được 1,96%. Các khách hàng hiện nay không có nhu cầu vay do sợ dịch Covid-19 đang trở lại bùng phát ở các nước. Tâm lý khách hàng không đầu tư, sản xuất trong giai đoạn này nên ngân hàng dù có muốn đẩy tăng trưởng tín dụng lên cũng rất khó. Ngược lại, các tổ chức, cá nhân hiện nay dùng nguồn tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng thay vì đầu tư, sản xuất kinh doanh nên tốc độ tăng trưởng huy động nhanh hơn tín dụng.
Trên thị trường liên ngân hàng gần đây, lãi suất giao dịch giữa các ngân hàng thương mại đã sát 0%, mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Chẳng hạn, lãi suất giao dịch bình quân liên ngân hàng ngày 12/ kỳ hạn qua đêm còn 0,16%/năm, 1 tuần còn 0,26%/năm, 2 tuần còn 0,39%/năm, 1 tháng còn 0,76%/năm, 3 tháng còn 2,47%/năm, 6 tháng còn 3,24%/năm. Các ngân hàng thương mại cũng đang dần giảm lãi suất huy động tiết kiệm bình quân như dưới 6 tháng còn 3,4 - 4,25%/năm, trên 6 tháng từ 4,9 - 6,6%/năm, từ 12 tháng trở lên từ 6,5 - 7,4%/năm. Dù vậy hoạt động huy động vốn của các ngân hàng vẫn khá tốt.
Chẳng hạn, trong 5 tháng đầu năm, Sacombank huy động 20.524 tỷ đồng, tương ứng tăng 5% so với cuối năm 2019, lên 434.709 tỷ đồng; trong khi cho vay được 14.288 tỷ đồng, tương ứng 4,8%, dư nợ cho vay 310.745 tỷ đồng.
Thanh khoản ngân hàng dồi dào hay nói chính xác hơn là các ngân hàng đang dư thừa vốn. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), cho biết tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đứng yên gần đây do OCB đã đụng hạn mức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước cấp 10,5%, hiện nhà băng này đang xin thêm hạn mức cho vay. Từ đầu năm đến nay, OCB đã cho vay ra khoảng 6.000 - 7.000 tỷ đồng, tín dụng tăng là do một số khách hàng đang làm nhà máy điện đã ký hợp đồng trước đó nên đến thời điểm giải ngân. Tuy nhiên so với tăng trưởng tín dụng những năm trước thì năm nay có thấp hơn, trong khi đó tốc độ tăng trưởng huy động cao hơn tín dụng dẫn đến lượng vốn OCB dư nhất định.
Trả lời câu hỏi ngân hàng dư thừa vốn có giảm lãi suất huy động giảm hay không?, ông Nguyễn Đình Tùng cho biết sẽ còn tiếp tục giảm do có một số yếu tố hỗ trợ. Cụ thể, lạm phát ở mức dưới 4%, nên lãi suất huy động thực dương ở mức 4 - 4,5%/năm là hợp lý. Tuy nhiên theo ông Tùng, lãi suất có xu hướng giảm nhưng sẽ không giảm sốc, giảm nhanh mà từ từ, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền.
Lãi suất huy động giảm thì lãi suất cho vay cũng sẽ giảm theo. Đó chính là kỳ vọng của các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Lãi suất cho vay sẽ khó giảm mạnh trong thời gian tới dù thanh khoản của ngân hàng dồi dào. Trừ trường hợp giảm lãi vay theo các gói hỗ trợ các đối tượng cụ thể theo chỉ đạo của nhà nước. Nếu muốn kéo giảm lãi vay thì bắt buộc các ngân hàng phải cắt giảm lợi nhuận, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế lúc này. TS. Lê Đạt Chí |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.