Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chiều 2/11, tại bản án sơ thẩm tuyên phạt 12 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã xác định, 8 bị cáo nguyên là cán bộ BIDV gồm: Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng, Kiều Đình Hòa, Lê Thị Vân Anh, Ngô Duy Chính, Nguyễn Xuân Giáp, Phạm Hồng Quang, Đặng Thành Nam có chức vụ, quyền hạn, có trách nhiệm trong việc quản lý tài sản nhà nước, trong việc phê duyệt, cho vay, quản lý tài sản thế chấp.
Mặc dù biết Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà (Công ty Bình Hà) không đủ điều kiện để cho vay, nhưng các bị cáo đã cố ý làm trái quy định của nhà nước và của BIDV; cấp tín dụng không đúng đối tượng, dẫn đến hậu quả BIDV không thu hồi được khoản vay, hành vi của các bị cáo đã xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của nhà nước, gây thiệt hại cho BIDV với số tiền đặc biệt lớn.
Trong đó, 4 bị cáo: Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng, Kiều Đình Hòa, Lê Thị Vân Anh đã làm thiệt hại cho BIDV hơn 799 tỷ đồng; 4 bị cáo: Ngô Duy Chính, Nguyễn Xuân Giáp, Phạm Hồng Quang, Đặng Thành Nam đã làm thiệt hại cho BIDV gần 865 tỷ đồng.
Hội đồng xét xử cho rằng các bị cáo: Trần Anh Quang, Đinh Văn Dũng, Đoàn Hồng Dũng, Nguyễn Thị Thanh Sơn là những người đứng đầu các tổ chức kinh tế có quan hệ vay vốn tại BIDV, có hiểu biết pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh nhưng đã cố ý lợi dụng sơ hở của các nhân viên của BIDV trong việc quản lý tài sản thế chấp, quản lý dòng tiền sau cho vay để chiếm đoạt các khoản tiền, hàng hóa là tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp cho các khoản vay tại BIDV, sử dụng số tiền đó vào mục đích cá nhân khi không được sự đồng ý của BIDV.
Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm quyền sở hữu tài sản của chủ thể khác, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn của bên cho vay.
Bản án sơ thẩm xác định, bị cáo Trần Lục Lang là với chức trách Phó tổng giám đốc phụ trách Ban quản lý rủi ro tín dụng, thành viên Phân ban quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư (những bộ phận tham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị về việc đánh giá rủi ro, cấp tín dụng), nhận thức được việc cấp tín dụng là sai, nhưng không dám làm trái chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV).
Bị cáo Đoàn Ánh Sáng, trước đây là Phó tổng giám đốc phụ trách khách hàng doanh nghiệp, thành viên Phân ban quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư, mặc dù biết rõ năng lực kinh doanh của chủ đầu tư, về khả năng góp vốn của các cổ đông, về phương án kinh doanh, phương án trả nợ đều không khả thi và có 8 yếu tố rủi ro của dự án, nhưng vẫn ký đồng ý đề xuất, ký phê duyệt đề xuất cho vay và một lần đồng ý thay đổi điều kiện cấp tín dụng cho Công ty Bình Hà.
Bị cáo Sáng nhận thức rõ Công ty Bình Hà không đủ điều kiện để được cấp tín dụng, nhưng do ông Trần Bắc Hà đã cam kết tài trợ vốn vay, chỉ đạo việc cho vay nên bị cáo vẫn thực hiện.
Bị cáo Kiều Đình Hòa, trước đây là Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh, tổ phó tổ thẩm định chung, đã tiếp nhận, thẩm định, đề xuất phê duyệt cấp tín dụng; ký tờ trình đề nghị BIDV ở Hội sở 8 lần sửa đổi điều kiện cấp tín dụng đối với dự án; ký Hợp đồng tín dụng dài hạn, hợp đồng tín dụng hạn mức, đề xuất gia hạn hợp đồng hạn mức và hạn mức tín dụng năm 2017 để cấp tín dụng cho Công ty Bình Hà vay với các điều kiện ưu đãi.
Bị cáo Hòa nhận thức được việc đề xuất như trên là trái quy định của BIDV và quy định trong hoạt động ngân hàng nhưng vì đây là khách hàng của Chủ tịch HĐQT BIDV, nên bị cáo không dám từ chối…
Tại phiên tòa, hầu hết các bị cáo đều đã đã khai nhận hành vi phạm tội, riêng bị cáo Đinh Văn Dũng (nguyên Tổng giám đốc Công ty Bình Hà) không thừa nhận hành vi bị truy tố, cho rằng mình bị oan.
Hội đồng xét xử đã căn cứ vào lời khai của các bị cáo Trần Anh Quang (nguyên Tổng giám đốc Công ty Bình Hà), Đinh Văn Dũng và lời khai của những người làm chứng là các nhân viên Công ty Bình Hà, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thể hiện: tại thời điểm từ tháng 4/2015 đến tháng 10/2016, Đinh Văn Dũng là Tổng gám đốc Công ty Bình Hà, là người trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty Bình Hà.
Trong thời gian này Dũng đã thay mặt Công ty Bình Hà ký hợp đồng bán bò với ông Lâm Tăng Khoát (Giám đốc Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hantechco) và Công ty Vĩnh Phát. Tại giai đoạn trên Trần Anh Quang không có mặt tại Công ty Bình Hà, không tham gia quản lý, điều hành hoặc thực hiện các công việc nào khác tại Công ty Bình Hà.
Mặt khác, hội đồng xét xử căn cứ lời khai của bị cáo Đinh Văn Dũng với nội dung thể hiện rằng Công ty Bình Hà có chủ trương yêu cầu các nhà thầu, các đối tác trích lại 20% giá trị các hợp đồng để góp vốn vào Công ty Bình Hà và dùng các khoản tiền trên làm vốn đối ứng để BIDV tiếp tục giải ngân.
Bị cáo Dũng nhận thức được việc làm trên là vi phạm pháp luật nhưng do phụ thuộc nguồn vốn của BIDV, phải có vốn đối ứng thì BIDV mới giải ngân.
Căn cứ lời khai của Đinh Văn Dũng xác nhận có dòng tiền 6 tỷ đồng chuyển trực tiếp vào tài khoản Đinh Văn Dũng và 5 tỷ đồng chuyển trực tiếp vào tài khoản của Công ty Bình Hà và Dũng đã sử dụng các khoản tiền trên để góp vốn cho cá nhân Đinh Văn Dũng tại Công ty Bình Hà…
Hội đồng xét xử cho rằng có đủ cơ sở kết luận bị cáo Đinh Văn Dũng đã có hành vi cấu kết để chiếm đoạt số tiền bán bò của Công ty Bình Hà (là tài sản bảo đảm cho các khoản vay của Công ty Bình Hà tại BIDV) là 23,5 tỷ đồng và bị cáo đã chiếm đoạt số tiền của các cá nhân là 11 tỷ đồng.
Bị cáo Đinh Văn Dũng đã dùng số tiền đó để góp vốn vào Công ty Bình Hà, đồng thời làm vốn đối ứng để BIDV tiếp tục giải ngân.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.