'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trả lời phỏng vấn bên lề Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF) lần thứ năm diễn ra tại thành phố Vladivostok của Nga ngày 4/9, ông Mohamad cho biết: “Với tôi và nhiều người Malaysia, một số phát hiện của JIT có vẻ như không hoàn toàn đúng”.
"Tôi không nghi ngờ tính trung thực của họ (JIT), nhưng rất khó chấp nhận một số tuyên bố họ đưa ra. Việc xác định loại tên lửa và địa điểm phóng là khả thi, nhưng để xác minh được người khai hỏa sẽ rất khó khăn trong hoàn cảnh như vậy", ông nói.
Trước đó, JIT ngày 19/6 phát lệnh bắt và truy tố tội danh giết người với ba công dân Nga là Igor Girkin, Sergei Dubinsky, Oleg Pulatov và công dân Ukraine Leonid Kharchenko. Những người này bị cáo buộc đưa hệ thống tên lửa BUK vào miền đông Ukraine, dẫn đến vụ bắn rơi máy bay MH17 hồi năm 2014.
Phiên tòa xét xử 4 nghi can sẽ diễn ra tại một địa điểm được bảo vệ cẩn mật gần sân bay Schiphol ở thủ đô Amsterdam của Hà Lan vào ngày 9/3/2020.
Tuy nhiên, các nghi phạm nhiều khả năng sẽ bị xử vắng mặt vì Nga không cho phép bàn giao công dân cho nước ngoài để truy tố, trong khi cơ quan an ninh Ukraine hiện "không có thông tin" về tung tích của Kharchenko, cũng không biết liệu người này còn sống hay đã chết.
Phản ứng trước kết quả này của JIT, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho rằng Nga đã bị vu oan và những kết luận của nhóm điều tra đã chỉ dựa trên "tin đồn".
Ông Mahathir Mohamad cho biết Malaysia chấp nhận báo cáo của Hà Lan rằng MH17 bị một tên lửa do Nga sản xuất nhưng không thể khẳng định nó được Nga phóng đi. Thủ tướng Mahathir cũng cho rằng đáng ra Malaysia phải được tham gia vào việc kiểm tra hộp đen máy bay vì đó là máy bay của Malaysia, và hành khách trên đó là người Malaysia.
“Tên lửa đó có thể do phiến quân ở Ukraina hoặc chính phủ Ukraina bắn đi vì họ cũng có tên lửa như vậy”, ông Mohamad nhấn mạnh.
Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah hồi đầu tháng 8 cũng đã lên tiếng kêu gọi các bên liên quan ngừng cáo buộc Nga liên quan tới vụ bắn rơi máy bay MH17 hồi năm 2014 khi chưa có đủ chứng cứ.
Nhà ngoại giao Malaysia kêu gọi thực hiện cuộc điều tra mở, bởi trước đó các quốc gia tham gia cuộc điều tra không cho phép đại diện Malaysia tiếp cận đầy đủ tài liệu vụ án. Theo ông, điều này có nghĩa là một số chi tiết có thể bị giấu không cho Kuala Lumpur biết.
Theo vị Bộ trưởng, quan hệ giữa Nga và Malaysia đã không xấu đi vì hai nước có quan điểm tương đồng về vụ bắn rơi máy bay hồi năm 2014.
Chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi khi bay qua miền đông Ukraine vào tháng 7/2014, khiến toàn bộ 298 người trên phi cơ thiệt mạng, đa phần là người Hà Lan. JIT sau đó được thành lập với các điều tra viên đến từ Hà Lan, Australia, Ukraine, Bỉ và Malaysia để tìm hiểu nguyên nhân thảm kịch. Bộ Ngoại giao Nga hôm qua ra tuyên bố khẳng định những cáo buộc mà nhóm điều tra quốc tế đưa ra là "hoàn toàn vô căn cứ" và "nhằm làm mất uy tín của Nga trong mắt cộng đồng quốc tế". Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong khi đó kêu gọi Nga truy tố các nghi phạm bắn rơi máy bay MH17. |
Xem thêm >> Mối quan hệ Nga-Trung đã đạt đến 'cấp độ chiến lược chưa từng có'
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.