Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tập đoàn khổng lồ chuyên cung cấp đồ xa xỉ LVMH, có trụ sở tại Paris, cho biết hội đồng quản trị đã nhận được thư của Bộ Ngoại giao Pháp yêu cầu doanh nghiệp của tỷ phú Bernard Arnault trì hoãn thương vụ đến ngày 6/1/2021, với lý do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế quan bổ sung đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Pháp.
Theo Giám đốc tài chính Jean Jacques Guiony, bức thư hoàn toàn gây bất ngờ cho LVMH, đồng thời phủ nhận các cáo buộc rằng tập đoàn đang lợi dụng điều này như một cái cớ để rút khỏi thương vụ mua lại Tiffany.
"Đó là yêu cầu của chính phủ. Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác. Thỏa thuận không thể đi đến cuối cùng. Chúng tôi bị cấm chốt thương vụ", Jean Jacques Guiony nói với các phóng viên trong cuộc gọi hôm 9/9.
Vào tháng 7 vừa qua, Washington công bố mức thuế 25% áp lên hàng hóa của Pháp, bao gồm đồ trang điểm, xà phòng và túi xách, như một phần của việc đáp trả chính sách thuế quan của Pháp với các hãng công nghệ có trụ sở ở Mỹ. |
Cũng theo Giám đốc tài chính Jean Jacques Guiony, LVMH không hài lòng với cách quản lý của Tiffany trong những tháng gần đây. Bên cạnh đó, các điều khoản có trong thỏa thuận cũng trở nên kém hấp dẫn hơn về mặt thương mại. Sự lây lan rộng khắp của virus Covid-19 đã tác động mạnh đến doanh số bán hàng và đặt ra câu hỏi về việc liệu chủ sở hữu của Louis Vuitton đưa ra mức giá 16,2 tỷ USD có quá cao hay không.
Keith Temperton tại Forte Securities nhận định: "LVMH đã trả giá cao nhất thị trường trước đại dịch cho Tiffany. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi tập đoàn này nỗ lực rút lui".
Quyết định rút khỏi thỏa thuận sáp nhập với Tiffany đánh dấu bước lùi hiếm hoi đối với Bernard Arnault. Ông trùm kinh doanh 71 tuổi, đã xây dựng đế chế của mình thông qua các thương vụ mua lại trong tất cả lĩnh vực xa xỉ phẩm, từ thời trang đến rượu, nước hoa, mỹ phẩm, đồng hồ, trang sức… sở hữu các thương hiệu nổi tiếng như Christian Dior, Louis Vuitton, Dom Perignon Champagne…
Trước quyết định trên, hãng chế tạo trang sức 183 tuổi của Mỹ cho rằng yêu cầu từ chính phủ Pháp không có căn cứ pháp lý, đồng thời tuyên bố sẽ đệ đơn kiện LVMH lên tòa án ở bang Delaware vì các vi phạm liên quan đến vấn đế độc quyền, để buộc "đại gia" hàng xa xỉ của Pháp hoàn thành thỏa thuận như đề xuất đã được hội đồng quản trị hai công ty phê duyệt trước đại dịch.
"LVMH đã nói rõ mục tiêu thực sự của công ty là cố gắng đàm phán lại mức giá sáp nhập mà các bên đã đồng ý vào tháng 11 năm ngoái. Chúng tôi rất tiếc khi phải hành động như vậy. LVMH khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc khởi kiện để bảo vệ công ty và các cổ đông", Chủ tịch Roger Farah của Tiffany nhấn mạnh.
Cổ phiếu Tiffany ngay lập tức giảm tới 11% trên thị trường New York, trong khi đó, cổ phiếu LVMH cũng chệch khỏi đà tăng tại Paris.
Một nhà phân tích tại Mizuho Financial Group ước tính cổ phiếu của Tiffany có thể tụt xuống còn 89,32 USD nếu không đạt thỏa thuận với LVMH, thấp hơn 27% so với mức đóng cửa hôm 8/9.
LVMH tiết lộ kế hoạch sáp nhập vào tháng 11 năm ngoái, đồng ý trả giá 135 USD/cổ phiếu, tương đương 16,2 tỷ USD tiền mặt. Thời điểm đó, nhiều chuyên gia đánh giá đây là vụ thâu tóm lớn nhất từ trước đến nay trong ngành công nghiệp xa xỉ. Theo kế hoạch, ngày 24/11 sắp tới là thời điểm ấn định hoàn tất thương vụ này.
Nhưng đến tháng 6, LVMH tiết lộ hội đồng quản trị đã họp để đánh giá lại thoả thuận trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid-19 đẩy nhiều cửa hàng trên khắp thế giới vào tình trạng “cửa đóng then cài”, tác động mạnh đến doanh số bán hàng, đồng thời nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập mang quy mô toàn cầu cũng bị bỏ lỡ khi các doanh nghiệp tìm cách sống sót qua bão dịch. Bên cạnh đó, người dân cũng hạn chế đi du lịch nước ngoài, nhu cầu đối với các mặt hàng xa xỉ cũng sụt giảm nghiêm trọng.
Theo Bloomberg, doanh thu thuần trên toàn cầu của Tiffany đã giảm 29% trong quý kết thúc vào ngày 31/7, song điều này cho thấy hoạt động kinh doanh cải thiện hơn so với mức giảm 45% được báo cáo trong giai đoạn trước đó. Sự hỗn loạn trên thị trường kinh doanh hàng xa xỉ cùng bức tranh kinh tế không mấy khả quan kể từ khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp xuất hiện đã dấy lên đồn đoán rằng LVMH có thể tìm kiếm một mức giá thấp hơn.
Mua lại Tiffany vốn là một phần nỗ lực tăng cường sự hiện diện tại thị trường Mỹ của tập đoàn do người giàu nhất châu Âu - Bernard Arnault đứng đầu. Một tháng trước khi LVMH và Tiffany đạt thỏa thuận vào năm ngoái, nhà tài phiệt Pháp đã đến bang Texas để cùng Tổng thống Donald Trump tham dự lễ cắt băng khánh thành nhà máy mới của công ty con, thương hiệu thời trang cao cấp Louis Vuitton.
Fflur Roberts, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng xa xỉ tại Euromonitor International, nhận định thỏa thuận này sẽ nâng cao vị thế của LVMH, có thêm cơ hội tiếp cận với người mua sắm ở Mỹ và tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ Richemont để thống trị lĩnh vực trang sức toàn cầu.
"Đối với Tiffany, trở thành một phần của LVMH sẽ mang lại sức mạnh tài chính và tầm nhìn quan trọng để thu hút những người tiêu dùng trẻ tuổi, sau nhiều năm chứng kiến lợi nhuận yếu kém", vị này cho biết thêm.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.