'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 29/7, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã bổ sung Alibaba, công ty Trung Quốc lớn nhất niêm yết tại Mỹ, vào danh sách các công ty phải đối mặt với việc bị huỷ niêm yết.
Nguyên nhân được đưa ra là do Bắc Kinh từ chối cho phép các quan chức Mỹ xem xét công việc kiểm toán của tập đoàn Trung Quốc.
Được biết, danh sách của SEC được lập ra theo một điều luật năm 2020, yêu cầu các doanh nghiệp đang niêm yết tại Mỹ chứng minh không chịu sự kiểm soát của một chính phủ nước ngoài.
Nếu một công ty không chứng minh được điều này, hoặc Ủy ban Giám sát kế toán các Công ty Đại chúng (PCAOB) không thể kiểm toán họ trong 3 năm liên tiếp để xác minh, cổ phiếu của hãng sẽ bị hủy niêm yết khỏi sàn chứng khoán Mỹ.
Trong khi Hàng chục quốc gia khác cho phép các cuộc thanh tra kiểm toán của Mỹ, Trung Quốc và Hong Kong đã từ chối với lý do luật bảo mật và lo ngại an ninh quốc gia.
Động thái của SEC làm tăng thêm lo ngại cho các nhà đầu tư, vốn đang phải xem xét vô số mối quan tâm khác bao gồm rủi ro về thu nhập của tập đoàn, tác động của việc tỷ phú Jack Ma được cho là đã nhượng quyền kiểm soát “cánh tay tài chính” Ant Group và những rủi ro liên quan tới việc phong toả phòng Covid-19 tại Trung Quốc.
Cổ phiếu niêm yết tại Mỹ của Alibaba đã kéo dài đà giảm trong tuần thứ ba và đã giảm 21% trong tháng 7, tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 11/2021.
Trước khi SEC công bố danh sách vào ngày 29/7 chỉ vài ngày, Alibaba đã công bố việc đăng ký niêm yết chính tại Hong Kong, trở thành công ty lớn đầu tiên niêm yết chính tại cả Hong Kong và New York, giúp công ty tiếp cận nhiều nhà đầu tư đại lục hơn.
Không chỉ vậy, với động thái mới nhất từ SEC, dường như việc Alibaba lựa chọn niêm yết tại Hong Kong là một lựa chọn khôn khéo khác nếu công ty bị Washington huỷ niêm yết do Bắc Kinh không thể giải quyết các tranh chấp kiểm toán.
Niêm yết chính là tiền thân của việc tham gia chương trình Kết nối Chứng khoán, cho phép hàng triệu nhà đầu tư đại lục trực tiếp mua cổ phiếu ở Hong Kong. Điều đó giải phóng một nguồn vốn mới lớn có thể trở nên đặc biệt quan trọng nếu nhà lãnh đạo thương mại điện tử của Trung Quốc bị hủy niêm yết tại Mỹ.
Theo Bloomberg, hồi tháng 4, Bắc Kinh và Washington đã thảo luận về việc cho phép thanh tra kiểm toán tại chỗ đối với các công ty Trung Quốc niêm yết tại New York. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ Gary Gensler cho biết các nhà chức trách 2 bên chưa thể đi tới một thoả thuận cụ thể.
Đầu tuần này, ông Gensler nhắc lại rằng các quan chức Trung Quốc và Mỹ cần đạt được thỏa thuận “rất sớm” cho các bước tiếp theo được thực hiện để tránh việc các công ty giao dịch trên các sàn giao dịch của Mỹ bị đình trệ.
Cho đến nay, Alibaba có thể sẽ là công ty lớn nhất của Trung Quốc bị ngừng giao dịch tại thị trường Mỹ nếu các cơ quan quản lý không đạt được thỏa thuận. Đáp lại, công ty lập luận rằng kể từ khi IPO ở New York năm 2014, các tài khoản của họ đã được kiểm toán bởi các công ty kế toán được chấp nhận trên toàn cầu và đã đáp ứng các tiêu chuẩn quy định.
Xem thêm >> Alibaba trở thành công ty lớn đầu tiên niêm yết đồng thời tại Mỹ và Hong Kong
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.