Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) đã chấp thuận niêm yết bổ sung gần 1,16 tỷ cổ phiếu HPG để trả cổ tức năm 2020 cho cổ đông của Tập đoàn Hòa Phát. Điều này đồng nghĩa vốn điều lệ của Hòa Phát cũng tăng tương ứng thêm 11.596 tỷ đồng, từ 33.313 tỷ lên 44.729 tỷ đồng.
Được biết, ngày 22/4, Đại hội đồng cổ đông thường niên của Tập đoàn Hòa Phát năm 2021 đã thông qua phương án chia cổ tức năm 2020 là 40%, trong đó 5% bằng tiền mặt và 35% bằng cổ phiếu.
Tập đoàn Hòa Phát chính thức niêm yết trên sàn HoSE năm 2007 với vốn điều lệ là 1.320 tỷ đồng. Đến nay, con số này đã tăng lên cao gấp 33,8 lần. Vốn hóa của Hòa Phát trên thị trường chứng khoán hiện đạt trên 10 tỷ USD, nằm trong top 5 mã cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường.
Đáng chú ý, việc phát hành thêm 1,16 tỷ cổ phiếu, Tập đoàn Hòa Phát cũng vượt qua nhiều doanh nghiệp để trở thành doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất và có nhiều cổ phiếu lưu hành nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là đơn vị có vốn điều lệ nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam với 40.220 tỷ đồng. Trong khi đó, Hòa Phát chỉ đứng ở vị trí thứ 8.
Trong một diễn biến khác, vừa qua, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long đã ký nghị quyết thông qua việc tăng vốn tại Công ty Cổ phần Sản phẩm thép Hòa Phát, từ 3.500 tỷ đồng lên 5.500 tỷ.
Số vốn 2.000 tỷ đồng tăng thêm sẽ được góp trước ngày 11/7/2021. Tỷ lệ sở hữu của Hòa Phát sau khi tăng vốn là 99,994% và Phó chủ tịch HĐQT Nguyễn Mạnh Tuấn được giao quản lý phần vốn góp tại công ty con này.
Công ty Cổ phần Sản phẩm thép Hòa Phát là một trong bốn "sếu đầu đàn" của HPG, chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép hạ nguồn của tập đoàn như tôn mạ, ống thép và container.
Hồi cuối năm 2020, HĐQT HPG đã có quyết định cơ cấu lại mô hình tổ chức với 4 tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động chính của tập đoàn, bao gồm Công ty Cổ phần Gang Thép Hòa Phát - chịu trách nhiệm khâu luyện gang, thép từ các nguyên liệu thô như than, quặng sắt, đá vôi... đồng thời sản xuất và kinh doanh thép xây dựng.
Tiếp đó là Công ty Cổ phần Ống thép và Tôn mạ màu Hòa Phát (tiền thân của Công ty Cổ phần Sản phẩm thép Hòa Phát) sẽ phụ trách sản xuất và kinh doanh ống thép, tôn mạ và từ năm 2022 bổ sung thêm mảng container.
Ngoài ra, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Hòa Phát với vai trò phụ trách các dự án bất động sản thương mại và khu công nghiệp của HPG trên cả nước và Công ty Cổ phần Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát phụ trách lĩnh vực chăn nuôi heo thịt, bò Úc, gà thịt, gà lấy trứng, sản xuất thức ăn chăn nuôi...
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.