Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trong báo cáo mới nhất về châu Âu và Trung Á, WB cho biết nền kinh tế Ukraine sẽ suy giảm 35% vào năm 2022, gấp 8 lần so với mức giảm 4,5% của GDP Nga.
Kyiv đã có những bước tiến về quân sự trong những tuần gần đây, và kể từ tháng 4, nền kinh tế Ukraine đã có dấu hiệu tăng trưởng. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới cho biết việc phục hồi sẽ chậm và chi phí khắc phục những thiệt hại do chiến tranh gây ra sẽ rất lớn. Theo ước tính của WB, chi phí tối thiểu cho những hoạt động này là 349 tỷ USD, gấp rưỡi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước trước khi chiến sự nổ ra.
Ukraine vốn đã là quốc gia nghèo nhất châu Âu ngay cả trước khi chiến sự bắt đầu vào tháng 2 năm nay, nhưng hơn 7 tháng xung đột đã khiến 1/3 tổng dân số 44 triệu người đã phải di dời, và 60% người dân đang sống dưới mức nghèo.
Bà Anna Bjerde, Phó chủ tịch WB, phụ trách khu vực châu Âu và Trung Á, cho biết: "Ukraine tiếp tục cần nguồn hỗ trợ tài chính to lớn cho tới khi chiến sự kết thúc cũng như cho các dự án phục hồi và tái thiết có thể nhanh chóng được bắt đầu".
Lạm phát tại quốc gia Đông Âu cũng tăng nhanh chóng, đạt tỷ lệ hàng năm chỉ dưới 24% vào tháng 4, với lạm phát giá lương thực cao khiến các gia đình, đặc biệt là người nghèo khó tiếp cận với các sản phẩm thiết yếu hơn.
Hậu quả của chiến sự với Ukraine được cho là sẽ còn kéo dài, với nền kinh tế bị tàn phá do khả năng sản xuất kém, đất canh tác bị thiệt hại và nguồn cung lao động giảm. Nguy cơ người tị nạn không quay trở lại ngày càng có khả năng xảy ra khi cuộc chiến đã bước sang tháng thứ 8 và những người chạy trốn khỏi cuộc xung đột đã định cư ở các nước sở tại.
Ngược lại, WB cho biết giá năng lượng tăng cao đã giúp Nga giảm bớt tác động từ các lệnh trừng phạt.
Theo các ước tính trước đó được đưa ra, Điện Kremlin dự kiến sẽ phải đối mặt với tác động kinh tế lớn trong năm nay do các lệnh trừng phạt được phương Tây áp dụng. Tuy nhiên, cho tới nay, các lệnh trừng phạt này đang kém hiệu quả hơn so với kỳ vọng, theo WB.
"Các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Nga sau cuộc chiến ở Ukraine đang có những tác động kinh tế bất lợi đáng kể, mặc dù ít nghiêm trọng hơn trong ngắn hạn so với dự kiến ban đầu", trích báo cáo của WB.
Theo đó, cú sốc kinh tế ban đầu do bị trừng phạt đã được giảm nhẹ nhờ phản ứng tài khóa mạnh mẽ của chính quyền, kiểm soát vốn, thắt chặt tiền tệ, hành động nhanh chóng để ngăn chặn rủi ro trong lĩnh vực tài chính, cũng như dòng vốn ngoại hối cao do giá hàng hóa toàn cầu tăng mạnh.
WB cho biết việc đóng băng một nửa dự trữ quốc tế của Nga và nguồn thu từ dầu khí trong nước yếu hơn đã khiến nước này dễ bị tổn thương hơn khi giá năng lượng toàn cầu giảm.
“Hơn nữa, các biện pháp trừng phạt đã khiến tổng nhập khẩu giảm đáng kể, hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ và thiết bị mới cũng như nguồn tài chính bên ngoài, và do đó làm giảm triển vọng tăng trưởng trung và dài hạn”, báo cáo cho biết thêm.
Xem thêm >> Hoạt động sản xuất của Nga tăng mạnh nhất trong hơn 3 năm
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.