Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
“Tôi nghĩ virus SARS-CoV-2 sẽ tồn tại cùng chúng ta và sẽ phát triển giống như virus gây ra đại dịch cúm. Nó sẽ phát triển để trở thành một trong những loại virus khác ảnh hưởng đến chúng ta”, ông Ryan phát biểu trong cuộc họp báo ngày 7/9.
“Mọi người nói rằng chúng ta sẽ loại bỏ hoặc xóa sổ virus. Không, chúng ta sẽ không làm được điều đó. Chúng ta không thể", ông Ryan nhấn mạnh thêm.
Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật ứng phó Covid-19 của WHO, thì cho rằng nếu thế giới có những bước đi sớm để ngăn chặn sự lây lan của virus thì tình hình đại dịch đã không tồi tệ đến mức này.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8 giờ ngày 8/9 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 222,68 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 4,59 triệu ca tử vong.
Cũng tại buổi họp báo, ông Ryan đồng thời lên tiếng chỉ trích những nước có thu nhập cao không hành động đúng với tuyên bố đảm bảo công bằng tiếp cận vaccine.
Báo cáo từ hãng nghiên cứu dữ liệu Airfinity cho thấy sản xuất vaccine Covid-19 toàn cầu đạt 6,1 tỷ liều tính đến cuối tháng 8.
Tuy nhiên, cho tới nay, phần lớn vaccine tập trung ở nhóm nước giàu. Các thành viên nhóm G7, gồm Anh, Canada, Đức, Pháp, Italy, Nhật Bản và Mỹ, đang thừa hơn 300 triệu liều vaccine Covid-19 và được dự đoán sẽ tích trữ 1,2 tỷ liều trước cuối năm nay.
Vào đầu tháng 8, WHO đã đề nghị những nước giàu trì hoãn kế hoạch tiêm mũi tăng cường ít nhất hai tháng, chuyển nguồn vaccine sang những nước nghèo đang bị biến chủng Delta đe dọa. Dù vậy, kế hoạch tiêm mũi tăng cường vẫn được triển khai ở nhiều nước.
Cũng tại buổi họp báo, bà Maria Van Kerkhove cho biết dù biến chủng Mu, có một số đột biến có thể thoát khỏi sự bảo vệ của miễn dịch tự nhiên hoặc vaccine, đã lan ra hàng chục quốc gia nhưng vẫn chưa áp đảo giống như biến thể Delta.
"Đối với tôi, Delta là biến chủng đáng lo ngại nhất vì khả năng lây nhiễm cao. Nó có khả năng lây lan gấp đôi chủng sơ khai", bà Van Kerkhove nhận định.
WHO cho biết biến chủng Delta đã nhanh chóng lây lan ra ít nhất 170 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO cảnh báo sẽ còn xuất hiện thêm các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 trong tương lai. Trong số chúng có thể bao gồm biến chủng nguy hiểm không kém Delta, song cũng có các biến chủng ít nguy hiểm hơn.
WHO hiện đang theo dõi 4 biến chủng "gây lo ngại" gồm: Alpha, được phát hiện đầu tiên ở Anh; Beta, được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi; Gamma, được phát hiện ở Brazil và Delta, phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ.
Một biến chủng gây lo ngại được định nghĩa là biến chủng có khả năng lây nhiễm cao hơn, nguy hiểm hơn hoặc có khả năng chống lại các loại vaccine và phương pháp điều trị hiện tại.
Ngoài ra, WHO cũng đang theo dõi 5 biến chủng "cần quan tâm" khác. Trong đó có biến chủng Mu (có một số đột biến có thể thoát khỏi sự bảo vệ của miễn dịch tự nhiên hoặc vaccine) và Lambda (gây nên những đợt bùng phát ở nhiều quốc gia và có những thay đổi về gen có thể khiến chúng nguy hiểm hơn các biển thể khác).
Xem thêm >> Chính phủ El Salvador tuyên bố đã mua 400 Bitcoin và sẽ tích lũy 'nhiều thêm nữa'
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.