Xét xử vụ án tại Công ty Gang thép Thái Nguyên: 19 bị cáo hầu tòa

PV - 11/04/2021 17:15 (GMT+7)

Sáng mai (12/4), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (viết tắt là TISCO).

VNF
Nhóm các bị cáo bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Đây là một trong 5 vụ án được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng yêu cầu khẩn trương xét xử sơ thẩm trong năm 2021. Thẩm phán Phan Huy Cương được phân công làm Chủ tọa phiên tòa. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 10 ngày, kể cả thứ bảy và chủ nhật (từ ngày 12 đến 22/4).

Trong vụ án này, TISCO được triệu tập với tư cách là nguyên đơn dân sự, Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS) tham dự phiên toà với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Có hơn 30 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo.

19 bị cáo bị đưa ra xét xử, trong đó 14 bị cáo gồm: Trần Trọng Mừng (SN 1949, cựu Tổng Giám đốc TISCO), Mai Văn Tinh (SN 1952, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị VNS), Trần Văn Khâm (SN 1961, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc TISCO), Đậu Văn Hùng (SN 1951, cựu Tổng Giám đốc VNS), Đặng Thúc Kháng (SN 1959, cựu Ủy viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát VNS), Nguyễn Trọng Khôi (SN 1957, cựu Phó Tổng Giám đốc VNS), Ngô Sỹ Hán (SN 1950, cựu Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Quản lý Dự án mở rộng sản suất giai đoạn 2 TISCO), Đặng Văn Tập (SN 1952, cựu Phó Giám đốc thường trực Ban Quản lý Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 TISCO), Đồng Quang Dương (SN 1960, cựu Phó Giám đốc kiêm Thư ký Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 TISCO), Trịnh Khôi Nguyên (SN 1963, cựu Trưởng Phòng Đầu tư phát triển VNS), Nguyễn Văn Tráng (SN 1958, cựu Ủy viên Ban kiểm soát VNS), Đỗ Xuân Hòa (SN 1954, cựu Kế toán trưởng TISCO), Uông Sỹ Bính (SN 1953, cựu Phó Trưởng Phòng Kế toán Thống kê Tài chính TISCO), Lê Thị Tuyết Lan (SN 1963, cựu Phó Trưởng Phòng Kế toán Thống kê Tài chính TISCO) bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo quy định tại Điều 360 BLHS năm 2015. 

5 bị cáo: Lê Phú Hưng (SN 1962, cựu Thành viên Hội đồng quản trị VNS), Nguyễn Minh Xuân (SN 1958, cựu Thành viên Hội đồng quản trị VNS), Nguyễn Chí Dũng (SN 1955, cựu Thành viên Hội đồng quản trị TISCO), Hoàng Ngọc Diệp (SN 1966, cựu Thành viên Hội đồng quản trị TISCO), Đoàn Thu Trang (SN 1985, cựu Thành viên Hội đồng quản trị TISCO) bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo quy định tại Điều 360 BLHS năm 2015. 

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 do TISCO làm chủ đầu tư, cấp quyết định đầu tư là Hội đồng quản trị VNS. Dự án ban đầu có tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng.

Năm 2007, đơn vị trúng thầu xây dựng là Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC). Giá trị hợp đồng trọn gói hơn 160 triệu USD (hơn 3.500 tỷ đồng). Năm 2012, bị cáo Trần Văn Khâm (người đại diện vốn chính của VNS tại TISCO) ký văn bản gửi VNS xin chấp thuận điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 8.100 tỷ đồng, tăng hơn 4.200 tỷ đồng. 

Trên cơ sở đó, năm 2013, VNS xin ý kiến Bộ Công thương và bộ này có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận. Sau hơn 11 tháng khởi công, MCC chưa hoàn thành thiết kế chi tiết các hạng mục, chưa lựa chọn và ký được hợp đồng với nhà thầu phụ, chưa thi công bất kỳ hạng mục nào của gói thầu nhưng đề nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng. MCC còn đề nghị điều chỉnh giá hợp đồng EPC với tổng chi phí tăng thêm hơn 138 triệu USD (hơn 3.000 tỷ đồng).

Bị cáo Trần Trọng Mừng (cựu Tổng Giám đốc TISCO) ký văn bản gửi Bộ Công Thương và VNS đề nghị cho giải quyết đặc cách phạm vi được điều chỉnh về giá thiết bị và các chi phí khác với dự án. Bị cáo Mừng không chỉ đạo áp dụng điều khoản để dừng hợp đồng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét hủy đấu thầu, thu hồi tiền tạm ứng mà quyết tâm thực hiện dự án. 

Hành vi của bị cáo Trần Trọng Mừng đã khiến dự án phải dừng thi công, gây thất thoát, lãng phí trên 830 tỷ đồng (đây là khoản lãi vay hàng tháng TISCO đã trả cho các ngân hàng trên tổng số vốn vay trên 3.000 tỷ để đầu tư dự án).  

Bị cáo Mai Văn Tinh được xác định có các hành vi sai phạm khiến TISCO không kiểm soát được chi phí đầu tư vào dự án, không ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu về tiến độ, giá trị hợp đồng, làm dự án phải dừng thi công gây thất thoát trên 830 tỷ đồng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Điều kiện đặc biệt để hưởng lãi suất tiết kiệm 9,5%/năm

Điều kiện đặc biệt để hưởng lãi suất tiết kiệm 9,5%/năm

(VNF) - Trong khi mặt bằng lãi suất tiết kiệm vẫn thấp thì một số ngân hàng vẫn áp dụng mức lãi suất cao, có nhà băng đưa ra mức lãi suất cao nhất tới 9,5%/năm. Nhưng để được hưởng lãi suất này, người gửi tiền phải đảm bảo một số điều kiện đặc biệt.

Áp lực chốt lời không đáng lo, chuyên gia khuyến nghị 4 nhóm cổ phiếu hấp dẫn

Áp lực chốt lời không đáng lo, chuyên gia khuyến nghị 4 nhóm cổ phiếu hấp dẫn

(VNF) - Các chuyên gia đã đề xuất nhiều nhóm ngành triển vọng cho nửa cuối năm 2024, tuy nhiên nhóm ngành được nhắc đến nhiều trong giai đoạn trước đó là chứng khoán lại không được đề cập.

Phú Quốc: Lãnh đạo tạm dừng đi nước ngoài để xử lý việc quản lý đất

Phú Quốc: Lãnh đạo tạm dừng đi nước ngoài để xử lý việc quản lý đất

(VNF) - Bí thư Thành ủy TP. Phú Quốc Lê Quốc Anh vừa ký công văn về việc tạm dừng giải quyết cho cán bộ, đảng viên là lãnh đạo các cấp ở Phú Quốc đi nước ngoài để giải quyết một số vấn đề liên quan đến đất đai.

TP.HCM: Thanh toán tạm ứng 19.780 tỷ cho KĐT Thủ Thiêm chưa đúng quy định

TP.HCM: Thanh toán tạm ứng 19.780 tỷ cho KĐT Thủ Thiêm chưa đúng quy định

(VNF) - Theo báo cáo kết quả kiểm toán năm 2023 của Kiểm toán Nhà nước, TP. HCM là một trong những địa phương ngân sách tỉnh hụt thu lớn nhưng điều hành ngân sách chưa phù hợp với quy định.

Doanh nghiệp Việt cần vốn nhưng thiếu cơ hội tiếp cận nhà đầu tư

Doanh nghiệp Việt cần vốn nhưng thiếu cơ hội tiếp cận nhà đầu tư

(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường vốn của Việt Nam đang bắt kịp các nước khác trong khu vực xét về quy mô, nhưng vẫn chưa thực hiện được hết các chức năng trọng yếu cho nền kinh tế.

Lo sợ tác hại thuốc lá nung nóng: Đa số muốn cấm, riêng Bộ Công thương đề xuất thí điểm

Lo sợ tác hại thuốc lá nung nóng: Đa số muốn cấm, riêng Bộ Công thương đề xuất thí điểm

(VNF) - Trên thế giới, hiện có 18 quốc gia cấm thuốc lá nung nóng với nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nhìn chung đều liên quan tới sức khỏe. Việt Nam liệu có thể tìm thấy những bài học từ các quốc gia này?

Bộ Giáo dục - Đào tạo: 6 tháng không giải ngân được ODA, tính trả vốn cho ngân sách

Bộ Giáo dục - Đào tạo: 6 tháng không giải ngân được ODA, tính trả vốn cho ngân sách

(VNF) - Tính đến hết ngày 15/5, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ ngành chỉ đạt 8,58% kế hoạch vốn được giao. Có bộ ngành gần như không thể giải ngân được vốn và dự kiến phải trả lại cho ngân sách.

Xuất nhập khẩu Việt Phát: Doanh thu tăng mạnh, lợi nhuận giảm 94%

Xuất nhập khẩu Việt Phát: Doanh thu tăng mạnh, lợi nhuận giảm 94%

(VNF) - Theo công bố tài chính hợp nhất quý I/2024, XNK Việt Phát (VPG) ghi nhận doanh thu tăng mạnh lên đến hơn 80%, trong khi lợi nhuận giảm tới 94,5% so với cùng kỳ năm 2023. Thêm nữa, tiền mặt giảm mạnh, phải thu tăng mạnh.

Khám phá Hầm Đèo Bụt trên cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh

Khám phá Hầm Đèo Bụt trên cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh

(VNF) - Sau 10 tháng thi công hầm đường bộ Đèo Bụt trên tuyến cao tốc Bắc _ Nam đoạn qua Hà Tĩnh, nhà thầu đã khoan thông ống hầm bên phải dài 840m theo chiều di chuyển Bắc – Nam.

‘Sa hố nợ’: Ukraine phải trả hơn 25 tỷ USD trong năm nay

‘Sa hố nợ’: Ukraine phải trả hơn 25 tỷ USD trong năm nay

(VNF) - Theo ước tính mới nhất của Bộ Tài chính Ukraine, nước này sẽ phải trả hơn 1.000 tỷ hryvnia (khoảng 25,4 tỷ USD) cho các chủ nợ trong năm 2024.