ThS Hoàng Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm NC và ĐT Chứng khoán -
09/02/2019 06:57 (GMT+7)
Có những giấc mơ đẹp khi tính dậy chỉ phảng phất nhớ lại rồi mờ dần trong cuộc sống, nhưng hiện tại của ngành chứng khoán như là một giấc mơ diệu kỳ đã trở thành hiện thực mà cách đây hơn 20 năm chẳng ai có thể nghĩ tới.
ThS Hoàng Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm NC và ĐT Chứng khoán (SRTC). (Ảnh: SRTC)
Cách đây hơn 20 năm, tôi mơ có một thị trường chứng khoán, mơ có một Trung tâm lưu ký chứng khoán độc lập và có một Sở giao dịch chứng khoán như các nước chung quanh. Thế rồi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi chưa đi hết một quãng đời công chức, chúng ta đã tạo lập được một ngành mới - một kênh huy động mới - một biểu tượng đặc trưng cho cơ chế thị trường góp phần thành công cho sự đổi mới đất nước.
Ngày 6/11/1993 là ngày có ý nghĩa đáng nhớ đối với tôi khi Ban nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn (Ban NCXD và PTTT vốn) thuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB) được thành lập và tôi may mắn là một trong 10 người đầu tiên được về làm việc tại đấy. Vào thời gian đó có lẽ định hướng ban đầu trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 mới chỉ đề cập trong phát triển kinh tế Việt Nam là phát triển các thị trường trong đó có thị trường vốn mà thôi, chứ cái từ “chứng khoán” vẫn còn xa lạ đối với mọi người.
Ở thời điểm đó, đối với Việt Nam, khái niệm thị trường vốn - thị trường chứng khoán và các khái niệm thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị trường mở...đan xen còn mới mẻ chưa được phân tách rõ ràng, các khái niệm vẫn còn nằm rải rác đâu đó trong các ngôn ngữ kinh tế học của lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Tôi vẫn còn nhớ, vào cái buổi đầu thời mới mở cửa, tài liệu nói về thị trường chứng khoán là của hiếm và xa xỉ với mọi người. Ngay bản thân tôi khi mới về làm việc với cái vốn ít ỏi về tài chính - ngân hàng cũng chỉ được lãnh đạo đưa cho một cuốn sách nói về thị trường tài chính Thái-lan bằng tiếng Anh để đọc và dịch dần ra tiếng Việt một cách ngô nghê.
Nhưng may mắn Ban NCXD và PTTT vốn đã nhận được sự chỉ đạo và ủng hộ thông suốt từ lãnh đạo cấp cao vì vậy quá trình tự đào tạo nâng cao kiến thức đã được triển khai tốt. Bên cạnh đó, Ban NCXD và PTTT vốn cũng đã chủ động tổ chức hội thảo, tuyên truyền ở các ngành, các cấp và mở các khóa đào tạo cho xã hội.
Khai giảng khóa học cơ bản về thị trường chứng khoán tại Văn phòng Ngân hàng Nhà nước TP Hồ Chí Minh năm 1998. (Ảnh: SRTC).
Xuyên xuốt quá trình này, Ban NCXD và PTTT cũng đã nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia, các tổ chức Quốc tế, các tập đoàn công ty nước ngoài quan tâm tới thị trường Việt Nam nên công tác xây dựng cơ sở pháp lý và mô hình thị trường chứng khoán gặp được nhiều thuận lợi. Cuối cùng sau bao nỗ lực xây dựng đề án trình lãnh đạo các cấp, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 361-TTg thành lập Ban chuẩn bị tổ chức thị trường chứng khoán năm 1995 và Nghị định số 75/CP thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) năm 1996, là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Số người của Ban NCXD và PTTT vốn lúc này lên đến 27 người.
Để nhanh chóng xây dựng kiện toàn bộ máy làm việc đầu tiên của UBCKNN tôi được giao bằng mọi cách sớm nhất phải làm việc với Bộ Công an để có con dấu trong các hoạt động ban đầu. Đây là nhiệm vụ khó khăn bởi vào thời kỳ đó để từ hồ sơ thủ tục đến được cấp con dấu phải mất vài tháng nhưng có lẽ sự cấp thiết và tâm huyết với ngành mới này đã làm cho mọi ưu tiên được nhanh chóng giải quyết nên chỉ hai tuần sau con dấu của UBCKNN đã được cấp và sau đó nhân sự các cấp được chuyển từ các Bộ ngành về đảm bảo theo yêu cầu của Chính phủ.
Giai đoạn đầu tính tới 30/6/1997 UBCKNN đã có được 100 biên chế trong đó có 54 người từ Ngân hàng Nhà nước sang từ 1/4/1997 (bao gồm 27 người của Ban NCXD và PTTT vốn) theo quyết định 207 của Ngân hàng nhà nước. Đến nay UBCKNN có gần 400 biên chế; và 600 cán bộ nhân viên thuộc hai Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán. Hơn nghìn người tham gia quản lý vận hành thị trường này, cùng với hàng vạn người hành nghề trên thị trường chứng khoán và hàng triệu nhà đầu tư và tổ chức đã ngày đêm nỗ lực đem lại sự ổn định, phát triển và thành công cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong hơn 30 công tác trong đó 26 năm gắn bó với sự nghiệp chứng khoán (trong đó có hơn 20 năm là công chức của UBCKNN) tôi đã được rèn luyện cho ngày càng trưởng thành và vững vàng hơn trên mỗi vị trí công tác. Trải qua quá trình công tác, mặc dù tôi và các đồng nghiệp không ít tránh khỏi gặp nhiều cam go, trở ngại nhưng với sự kiên định đối với ngành chúng tôi đã vượt qua thử thách gian lao và đưa thị trường chứng khoán nói riêng và ngành chứng khoán nói chung ngày càng ổn định và phát triển hơn.
Quy luật của thiên nhiên và cuộc sống vẫn luôn trường tồn quanh ta, nếu hôm nay ươm mầm vun đắp sẽ cho quả ngọt mai sau và trong chu kỳ đó không tránh khỏi bão táp phong ba. Thị trường chứng khoán cũng vậy, thời kỳ đầu sau nhiều năm ươm mầm chứng khoán trong công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã xây dựng được một thị trường có bề dày phát triển tương đối hoàn chỉnh có thể sánh vai với các thị trường chứng khoán khu vực và thế giới.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển ngành chứng khoán đã đạt được những thành tựu to lớn với sự đóng góp công sức của nhiều thế hệ, hôm nay đây có người đã ra đi và còn người ở lại, tuy nhiên mỗi thế hệ trẻ sẽ tiếp bước bồi đắp thêm vinh quang cho ngành chứng khoán. Sau hơn hai mười năm, một thế hệ mới lại bắt đầu với vòng quay tự nhiên như đã vốn có thế - bình yên và niềm tin hy vọng vào một tương lai tươi sáng.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và khó lường, việc hoạch định tài chính cá nhân hiệu quả trở thành “lá chắn” vững chắc không chỉ giúp cá nhân dự phòng rủi ro mà còn tối ưu hoá nguồn lực để đối mặt và vượt qua những biến động của nền kinh tế
(VNF) - Kẻ gian đã giả danh cơ quan thuế, yêu cầu doanh nghiệp, người nộp thuế (NNT) đến cập nhật thông tin giảm thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế thu nhập cá nhân để lừa đảo, theo Đội thuế Quận Bình Thạnh.
(VNF) - Trong khoảng thời gian từ ngày 15/8/2022 đến ngày 9/12/2022, bà Thảo và ông Tâm đã sử dụng 164 tài khoản để liên tục mua, bán, giao dịch cổ phiếu PDR giữa các tài khoản với nhau nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá.
(VNF) - Thị trường TPDN 2 tháng đầu năm ảm đạm khi nhóm ngân hàng chưa có nhu cầu huy động vốn còn các tổ chức phát hành thuộc nhóm phi tài chính lại đang thận trọng hơn sau khi Thông tư 76/2024 và Luật Chứng khoán sửa đổi (2024) có hiệu lực.
(VNF) - Với 78,44 triệu người dùng Internet và nền kinh tế số dự kiến đạt 49 tỷ USD vào năm 2025, Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ của thị trường kiếm tiền trực tuyến (MMO). 20.000 người Việt đã kiếm được 1.500 tỷ đồng từ mạng xã hội, chứng minh tiềm năng to lớn của lĩnh vực này.
(VNF) - Vừa mở cửa phiên giao dịch 21/3, cổ phiếu ORS đã bị bán tháo với khối lượng lên tới hàng chục triệu đơn vị. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy đã giúp mã này tạm thoát cảnh 'múa bên trăng'.
(VNF) - Nhiều giáo viên của trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An "bất ngờ" bị tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho thu nhập từ phụ cấp ưu đãi với số tiền bị trừ là 352 triệu đồng, trong tổng số 430 triệu nộp vào thuế TNCN
(VNF) - Công ty Xây dựng New Tech chủ dự án chung cư thương mại tại Quận 7, TP.HCM, dự kiến cơ cấu lại nợ quá hạn thông qua hình thức phát hành trái phiếu.
(VNF) - Trong cơ cấu doanh thu, kế hoạch cho mảng bất động sản có sự đột biến khi Becamex IJC đặt mục tiêu doanh thu mảng này tăng 207% lên 990 tỷ đồng.
(VNF) - Bộ Tài chính đã trình dự thảo Nghị quyết thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hoá, đề xuất cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính – tiền tệ.
(VNF) - Áp lực bán ròng không chỉ khiến vốn hóa FPT lao dốc mà còn tác động mạnh đến hiệu suất của các "cá mập". Mã này hiện chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong danh mục của nhiều quỹ đầu tư.
(VNF) - Sáng 20/3/2025, Công ty cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (HNX: VFS) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ năm 2025, thông qua các nội dung quan trọng, nổi bật là kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lập kỷ lục lợi nhuận, quyết định mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phái sinh và việc tái khởi động kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ.
(VNF) - Sự xuất hiện của sàn giao dịch tiền số có thể mở ra kênh huy động vốn mới, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn đối với thị trường tài chính truyền thống.
(VNF) - Cổ phiếu ORS ghi nhận mức thanh khoản cao đột biến trong phiên sáng nay, khớp lệnh hơn 23 triệu đơn vị, cao gấp 2,8 lần mức trung bình 3 tháng.
(VNF) - Pha đảo chiều ngoạn mục trong ngày thị trường chung đỏ lửa đã giúp cổ phiếu VIC tiếp tục xác nhận xu hướng đi lên. Tăng 32% từ vùng đáy dài hạn, tỷ suất sinh lời của mã này thậm chí cao hơn cả việc nắm giữ vàng.
(VNF) - Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang cho hay, mục tiêu của công ty là tập trung phát triển thị phần và xây dựng khách hàng. Đây là "chìa khoá" để DNSE kiếm lợi nhuận, cũng như mang lại lợi ích lâu dài cho cổ đông.
(VNF) - Hai con gái của Chủ tịch OCB Trịnh Văn Tuấn cùng lúc đăng ký bán ra tổng cộng 95 triệu cổ phiếu ngân hàng này, tương ứng với gần 4% vốn điều lệ.
(VNF) - Nghề hoạch định tài chính cá nhân đang ngày càng trở thành một lĩnh vực quan trọng, hỗ trợ các cá nhân quản lý tài sản hiệu quả. Do đó, việc chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đào tạo cho các chuyên gia hoạch định tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế trở nên rất cấp thiết
(VNF) - Nếu như trong tuần trước, khối ngoại đã bán ròng cổ phiếu FPT với tổng giá trị hơn 1.100 tỷ đồng, thì chỉ riêng trong phiên giao dịch ngày 19/3, lượng vốn ngoại rút ra khỏi cổ phiếu này đã lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.
(VNF) - Đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro cố hữu, việc triển khai thuế đối với tài sản kỹ thuật số tại Việt Nam được nhận định là không hề đơn giản.
(VNF) - Nếu không giải quyết được bài toán IPO cho các start-up công nghệ số, khó có thể nói đến thành công của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, của quá trình chuyển đổi số, xây dựng và phát triển nền kinh tế số, chính phủ số, xã hội số, công dân số.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và khó lường, việc hoạch định tài chính cá nhân hiệu quả trở thành “lá chắn” vững chắc không chỉ giúp cá nhân dự phòng rủi ro mà còn tối ưu hoá nguồn lực để đối mặt và vượt qua những biến động của nền kinh tế