'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Bộ Công Thương, trong tháng 1/2021, chỉ số sản xuất ngành dệt và chỉ số sản xuất trang phục lần lượt tăng 16,6% và 9,9% so với cùng kỳ năm 2020.
So với cùng kỳ năm trước, sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 92,4 triệu m2, tăng 20,4%; quần áo mặc thường ước đạt 380,1 triệu cái, tăng 9,3%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tháng 1/2021 ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Bộ Công Thương nhận định, đến nay trên thế giới, tình hình đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Thậm chí, tác động tiêu cực của đại dịch còn có thể kéo dài trong 1- 2 năm tới. Dự báo, năm 2021 vẫn là năm thị trường dệt may tiếp tục khó khăn, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới.
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đánh giá, thời gian qua các doanh nghiệp dệt may đã nhận được sự quan tâm của Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ. Tuy nhiên, năm 2021 vẫn sẽ đầy khó khăn và bất định.
Xu thế giảm giá, hàng hoá đơn giản sẽ thay thế hàng thời trang, dẫn tới năng lực sản xuất sẵn có sẽ trở nên dư thừa và xuất hiện nhiều yêu cầu các năng lực sản xuất mới. Dù vậy, năm 2021, ngành dệt may vẫn đặt kế hoạch bằng 2020, xuất khẩu cao nhất đạt 39 tỷ USD.
Bộ Công Thương cho rằng ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới.
Trong đó, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa được ký kết giữa tháng 11/2020 sẽ được kỳ vọng tạo ra động lực, cơ hội cho dệt may Việt Nam và thay thế một số thị trường mà đại dịch Covid-19 vẫn chưa kiểm soát được và đang ảnh hưởng lớn đến thị trường của dệt may Việt Nam như châu Âu.
Đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của dệt may Việt Nam trong năm 2021 và các năm tiếp theo. Trong thời gian tới, ngành dệt may cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng, phát triển công nghiệp phụ trợ...
“Đồng thời, ngành dệt may cần tiếp tục tận dụng hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do, kể cả những yếu tố mới mà Hiệp định RCEP mang lại, nhất là phát triển, mở rộng ngành sản xuất nguyên liệu, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng, chủ động hơn trong chuỗi cung ứng”, đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho hay, để đạt được kết quả tốt trong năm 2021, các doanh nghiệp dệt may cần phải tìm hiểu tình hình thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế để tìm giải pháp phù hợp, chủ động ứng phó với tình hình kinh tế trong năm 2021.
Ngoài ra, để thực hiện giải pháp vượt qua thách thức của dịch Covid-19 không có giải pháp nào khác là xây dựng các liên kết chuỗi của ngành công nghiệp dệt may trong khu vực, đặc biệt là liên kết chuỗi với các nước trong khối cộng đồng mà các hiệp định thương mại tự do. Đây là vấn đề sống còn cho mục tiêu phát triển bền vững.
Tương tự dệt may, trong tháng đầu tiên của năm nay, xuất khẩu da giày của Việt Nam cũng bật tăng so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, tháng 1/2021, chỉ số sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 20,8%; sản lượng giày, dép da tháng 1 ước đạt 21,9 triệu đôi, tăng 3%. Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại tháng 1/2021 ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Bộ Công Thương đánh giá, các doanh nghiệp ngành da giày cũng đã và đang chủ động nắm bắt và khai thác những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mang lại nhằm tạo sự đột phá trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu.
Đồng thời, do tác động của dịch Covid-19, những chuỗi cung ứng mới đang được xác lập lại. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp da giày Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đề cập tới góc độ khối doanh nghiệp FDI tiếp tục đầu tư mới và mở rộng sản xuất sẽ giúp ngành da giày duy trì tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.
Nhận định da giày là một trong những ngành tận dụng tốt nhất các hiệp định thương mại tự do, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam cho rằng, xuất khẩu ngành da, giày, túi xách sẽ tăng trưởng 15 - 20% trong năm 2021 nếu tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành cần đầu tư mạnh vào công nghiệp chế biến nguyên phụ liệu để đáp ứng yêu cầu qui tắc xuất xứ.
Hiện nay, ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành này chưa tương xứng. Ví như nguyên phụ liệu cho ngành mới chỉ tập trung cho dòng sản phẩm trung bình và trung bình khá, còn lại vẫn phải nhập khẩu, khiến giá trị gia tăng của ngành đạt được không cao.
Thời gian sắp tới, theo bà Phan Thị Thanh Xuân, toàn ngành và Chính phủ cần thiết lập lại chính sách mạnh hơn cho phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt, tiếp cận nguồn thông tin, phải hiểu được luật chơi quốc tế để chuẩn bị về nhân lực, nguồn lực, cơ sở vật chất.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.