'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9/2023 ước đạt 31,41 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 259,67 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, hoạt động xuất nhập khẩu đã phát đi tín hiệu tích cực nhất định.
Số liệu cập nhật từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy tôm và cá tra đang là 2 mặt hàng ghi nhận sự hồi phục rõ rệt. Cụ thể, doanh số xuất khẩu tôm 9 tháng năm nay giảm 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, doanh số xuất khẩu tháng 9 đã tăng trưởng dương (tăng 0,7%). Trong khi đó, doanh số xuất khẩu cá tra 9 tháng năm nay giảm 30,7% nhưng riêng tháng 9 đã tăng 8,9%. Tính chung cả ngành thủy sản, doanh số xuất khẩu 9 tháng giảm 22% nhưng riêng tháng 9 chỉ giảm 0,1%, gần như không đáng kể.
Cũng theo số liệu từ VASEP, 9 tháng năm 2023, xuất khẩu sang 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều vượt mốc 1 tỷ USD. Trong đó, Mỹ vẫn giữ vị thế số 1 với gần 1,2 tỷ USD. Cơ cấu này phù hợp với xu hướng chung khi xét tất cả các mặt hàng, Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 70,9 tỷ USD trong 9 tháng năm nay, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê. Vị thế này được kỳ vọng sẽ tiếp tục được duy trì sau khi Việt Nam và Mỹ đã chính thức nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện”.
Trong phiên giao dịch gần nhất (2/10), các doanh nghiệp thuỷ sản có xuất khẩu sang thị trường Mỹ diễn biến rất tích cực. Cụ thể, MPC của Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú tăng 2,6%, VHC của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn tăng 2,7%, ACL của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản Cửu Long An Giang tăng 4,4%, ANV của Công ty Cổ phần Nam Việt tăng kịch trần và FMC của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta cũng tăng kịch trần.
Vĩnh Hoàn hiện là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam, chiếm thị phần chi phối tại Mỹ, Canada và Anh. Tính đến tháng 6/2023, doanh nghiệp cho biết doanh thu từ thị trường Mỹ chiếm 30% - 35% tổng doanh thu. Bất chấp tình trạng lạm phát cao, mức tiêu thụ ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) của nước này nhìn chung ổn định trong nửa đầu năm 2023. Tỷ lệ tồn kho tại các nhà phân phối, bán lẻ ở Mỹ đã giảm về mức trung bình giai đoạn 2007 - 2023, và tương đương với các giai đoạn khủng hoảng kinh tế trước đây; cùng với đó chỉ số niềm tin người tiêu dùng tiếp tục được cải thiện. Những yếu tố này cùng với với thời điểm mùa lễ hội cuối năm có thể kích thích các doanh nghiệp tại đây gia tăng tích trữ hàng tồn kho trở lại.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng vừa chính thức ban hành kết quả sơ bộ cho đợt rà soát lần thứ 19 (POR19) đối với mặt hàng cá tra Fillet đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong giai đoạn từ 1/8/2021 đến 31/7/2022. Theo đó, Vĩnh Hoàn là một trong hai doanh nghiệp bị đơn bắt buộc được hưởng mức thuế chống bán phá giá là 0 USD/kg.
Bên cạnh Vĩnh Hoàn, cá tra xuất khẩu cũng là ngành hàng chính của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long An Giang và Công ty Cổ phần Nam Việt. Hai doanh nghiệp này đều chủ yếu cung cấp sản phẩm cá tra cho thị trường Mỹ. Ngoài ra, Nam Việt còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia châu Âu (Anh, Pháp, Bỉ,…), châu Á (Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia,…) và một số nước châu Phi.
Trong khi đó, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chủ yếu xuất khẩu tôm sú và tôm thẻ chân trắng ra thị trường quốc tế. Thông qua việc sở hữu các chuỗi giá trị khép kín và có trách nhiệm, Minh Phú đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh, mang lại những giá trị tốt đẹp cho tất cả các thành viên liên quan, đưa Việt Nam lên bản đồ thế giới với vị thế là nhà cung ứng tôm chất lượng hàng đầu cho nội địa và xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản. Theo Báo cáo thường niên 2022, tỷ trọng giá trị xuất khẩu sang Mỹ của công ty giảm từ 34,07% xuống còn 16,72%. Tuy nhiên, đây vẫn là một thị trường quan trọng của công ty trong thời gian tới.
Còn với Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, trong tháng 9 vừa qua, mảng tôm của Thực phẩm Sao Ta ghi nhận sự tăng trưởng về cả sản lượng sản xuất lẫn sản lượng tiêu thụ. Cụ thể, doanh nghiệp này sản xuất được 2.339 tấn tôm và tiêu thụ được 1.799 tấn tôm, lần lượt tăng 57% và tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó, sau giai đoạn liên tục sụt giảm do nhu cầu trên toàn cầu ở mức yếu, hoạt động tiêu thụ tôm của Thực phẩm Sao Ta đã xuất hiện điểm đảo chiều vào tháng 7/2023 với sản lượng tiêu thụ tăng trưởng dương trở lại so với cùng kỳ năm 2022.
Các thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Thực phẩm Sao Ta hiện nay là Hoa Kỳ, châu Âu, và Nhật Bản. Đây cũng là những thị trường quan trọng nhất đối với ngành thuỷ sản Việt Nam.
Sự hồi phục của ngành thuỷ sản khiến giới đầu tư chú ý đến ngành dệt may - một ngành hàng cũng phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu và thị trường xuất khẩu lớn nhất cũng là thị trường Mỹ - để đón đầu các cơ hội đầu tư.
Xuất khẩu hàng dệt may và nguyên liệu của Việt Nam trong tháng 8/2023 ước đạt 3,637 tỷ USD, giảm 6% so với tháng 7/2023 và giảm 21,7% so với tháng 8/2022. Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng dệt may và nguyên liệu của Việt Nam ước đạt 26,65 tỷ USD, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, gần 2/3 chặng đường của năm 2023 sắp qua đi, tình hình xuất khẩu nhóm hàng dệt may và nguyên liệu của Việt Nam mặc dù đã có tín hiệu phục hồi nhưng tốc độ phục hồi còn chậm.
Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong tháng 8/2023 ước đạt 1,705 tỷ USD, tăng 13,5% so với tháng 7/2023. Dù rằng vẫn giảm nhẹ 2,2% so với cùng kỳ nhưng đã cải thiện rất nhiều bởi tính chung 8 tháng, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ ước đạt 10,167 tỷ USD, giảm 21,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 4 tháng còn lại của năm 2023, xuất khẩu hàng dệt may và nguyên liệu của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi nhưng tốc độ phục hồi vẫn yếu. Trong đó, đối với nhóm hàng may mặc, xuất khẩu sang các các thị trường chủ lực như Mỹ, Nhật Bản sẽ thấy được sự phục hồi rõ ràng hơn.
Một số doanh nghiệp dệt may xuất khẩu sang Mỹ có thể kể đến Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HoSE: TCM), Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG), Công ty Cổ phần May Sông Hồng (HoSE: MSH), Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK).
Hiện Mỹ đang là thị trường chiếm 19,66% doanh thu xuất khẩu của Thành Công. Trong khi đó, Mỹ chiếm khoảng gần nửa doanh thu xuất khẩu của TNG. Với May Sông Hồng, doanh nghiệp này chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ và một số thị trường khác như Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Canada, Mexico và các nước Trung Đông. Còn Sợi Thế Kỷ hiện có 800 khách hàng trên toàn thế giới, chủ yếu là tại Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.