'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Xuất nhập khẩu tăng vượt dự báo
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 1 và tháng 2 đã tăng 7,1% so với một năm trước đó. Nhập khẩu cũng tăng 3,5%. Những con số này đều vượt xa dự đoán của các chuyên gia.
Ông Tao Wang, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại UBS, cho biết: “Động lực lớn cho sự phục hồi xuất khẩu đó về cơ bản là sự đi lên của chu kỳ sản phẩm công nghệ toàn cầu, về cơ bản là điện tử. Như chúng ta đã thấy, chu kỳ đó đã chạm đáy vào cuối năm ngoái”.
Sự cải thiện trong thương mại của Trung Quốc, so với mức giảm 5% trong cả năm 2023, là tin tốt cho các nhà hoạch định chính sách khi các chính trị gia nước này tập trung tại Bắc Kinh trong tuần này để tham dự cuộc họp thường niên của quốc hội.
Nền kinh tế Trung Quốc đang nỗ lực phục hồi sau cuộc khủng hoảng bất động sản, niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư yếu cũng như thu nhập từ xuất khẩu giảm trong năm ngoái nhưng đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 5% trong năm nay.
Tăng cường giao thương với Nga
Trong hai tháng đầu năm nay, khối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, với kim ngạch thương mại tăng 4,8%. Tiếp theo là EU, tăng 4,1%. Kim ngạch thương mại với Mỹ tăng nhẹ 0,7%.
Trong số các đối tác thương mại của Trung Quốc, thứ hạng của Nga đã tăng lên nhanh chóng, với thương mại song phương tăng 9,3% lên tổng trị giá 37 tỷ USD trong hai tháng đầu năm nay và xuất khẩu của Trung Quốc sang nước láng giềng tăng 12,5%.
Nga trở thành đối tác thương mại lớn thứ 5 của Trung Quốc vào năm ngoái, tăng từ vị trí thứ 9 vào năm 2020. Kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước đạt 240 tỷ USD trong năm 2023, vượt mục tiêu 200 tỷ USD được đặt ra trước đó. Nga gần như duy trì vị trí đó trong hai tháng đầu năm nay.
Trong bài phát biểu ngày 7/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh cách hai nước theo đuổi hợp tác thương mại như một phần của mối quan hệ chiến lược do Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thiết lập.
“Trung Quốc và Nga đã tạo ra một mô hình mới trong quan hệ nước lớn. Sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị của hai bên ngày càng sâu sắc, hợp tác cùng có lợi và các lợi ích bổ sung đang được theo đuổi”, ông Vương cho hay.
“Khí đốt tự nhiên của Nga đang đến tay các hộ gia đình ở Trung Quốc, trong khi ô tô Trung Quốc đang chạy trên đường phố Nga. Điều này thể hiện đầy đủ khả năng phục hồi mạnh mẽ và triển vọng rộng lớn về hợp tác cùng có lợi giữa hai nước”, người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh thêm.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhiều lần cảnh báo Bắc Kinh rằng sự ủng hộ chặt chẽ của họ dành cho Nga đang làm xói mòn uy tín của Trung Quốc tại Liên minh châu Âu (EU). Nhưng Trung Quốc khẳng định quan hệ đối tác với nước láng giềng là vì lợi ích của chính họ và không nhằm vào bất kỳ “bên thứ ba” nào.
“Quan hệ Trung-Nga phù hợp với xu hướng đa cực hóa thế giới và dân chủ hóa quan hệ quốc tế”, ông Vương khẳng định.
Bên cạnh Nga, kim ngạch thương mại song phương của Trung Quốc với Brazil và Ấn Độ tăng vọt trong hai tháng đầu năm lần lượt là 33,3% và 15,8%.
Xem thêm >> Nhà đầu tư Trung Quốc ‘điên cuồng’ dồn vốn ra nước ngoài
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.