Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Mỹ muốn các công ty Nhật Bản hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc các hóa chất chuyên dụng cần thiết cho sản xuất chip, bao gồm cả chất quang dẫn.
Bên cạnh đó, Washington được cho là cũng đang thúc ép Hà Lan ngăn chặn nhà sản xuất thiết bị bán dẫn ASML mở ra cơ chế mới trong việc bảo trì và sửa chữa thiết bị sản xuất chip cho các khách hàng Trung Quốc đã mua trước khi lệnh cấm bán các thiết bị đó được áp dụng trong năm nay.
Các nguồn thạo tin cho biết Nhật Bản và Hà Lan muốn đánh giá tác động của các biện pháp hạn chế hiện tại trước khi xem xét các hành động cứng rắn hơn, đồng thời cho biết thêm rằng các quan chức của Bộ Thương mại Mỹ đã nêu vấn đề này ở Tokyo trong cuộc họp về kiểm soát xuất khẩu vào tháng trước.
Các quan chức Mỹ trước đó đã bày tỏ mối quan ngại đặc biệt về khả năng của Trung Quốc trong việc sử dụng chip tiên tiến và bộ vi xử lý mạnh mẽ mà chúng hỗ trợ cho quân đội đang phát triển nhanh chóng của nước này.
Ngoài nỗ lực to lớn và tốn kém nhằm thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn trong nước, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thực hiện một số bước để cố gắng ngăn chặn công nghệ tiên tiến nhất lọt vào tay Trung Quốc.
Mỹ đã đưa ra các hạn chế đối với các chip điện toán tiên tiến nhất được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI) và thiết bị sản xuất chip vào năm 2022 với mục đích ngăn chặn khả năng sản xuất và phát triển chất bán dẫn tiên tiến giúp tăng cường năng lực quân sự của Trung Quốc.
Danh sách hạn chế kể từ đó đã được mở rộng và một số công ty công nghệ Trung Quốc đã bị đưa vào danh sách đen.
Vào cuối năm 2023, Chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố một loạt các biện pháp để bao trùm nhiều công nghệ hơn, cũng như hạn chế bán hàng cho các quốc gia trung gian có thể làm suy yếu lệnh cấm.
Tại Trung Quốc, các phương tiện truyền thông nhà nước đã nêu rõ rằng các cuộc chiến chip của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ chỉ củng cố đất nước và thúc đẩy nỗ lực tự cung cấp công nghệ.
Trước các hạn chế của Hà Lan và sau các hạn chế xuất khẩu mở rộng của Mỹ đối với máy DUV vào tháng 10 năm ngoái, các nhà sản xuất Trung Quốc đã nhập khẩu và dự trữ số lượng kỷ lục thiết bị sản xuất chip từ nước ngoài.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc là thị trường lớn thứ ba của ASML sau Đài Loan và Hàn Quốc, nhưng nước này đã nhảy lên vị trí số một vào quý III/2023 khi chiếm 46% doanh số của công ty này. Con số này tăng từ 24% trong quý trước và 8% trong quý đầu tiên.
Trung Quốc đã nhập khẩu 42 hệ thống in thạch bản vào tháng 11 năm ngoái với giá 816,8 triệu USD, chủ yếu từ các công ty ở Hà Lan và Nhật Bản.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.