'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Dữ liệu Tổng cục Hải quan (GAC) Trung Quốc công bố ngày 7/3 cho thấy, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2/2024, thương mại hàng hóa nước ngoài của nước này đạt 6.610 tỷ NDT (khoảng 930,96 tỷ USD), tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, xuất khẩu tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 3.750 tỷ NDT, trong khi nhập khẩu tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2023 lên 2.860 tỷ NDT.
Quan chức GAC Lyu Daliang cho biết trong 2 tháng đầu năm, thương mại hàng hóa của nước này tiếp tục đà tăng của quý IV năm ngoái, ghi nhận mức tăng trưởng so với cùng kỳ tháng thứ 5 liên tiếp. Đặc biệt, số liệu giai đoạn mới đã đạt đến mức cao lịch sử.
Trong đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Thương mại của Trung Quốc với các nước ASEAN tăng 8,1% so với cùng kỳ lên 993,24 tỷ NDT, chiếm 15% tổng giá trị thương mại của nước này.
Từ tháng 1 đến tháng 2, thương mại của Trung Quốc với Liên minh châu Âu (EU) đã giảm 1,3% so với một năm trước đó, trong khi xuất nhập khẩu của Trung Quốc với Mỹ tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khối lượng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đạt 3.610 tỷ NDT trong 2 tháng đầu năm nay, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 54,6% tổng giá trị ngoại thương của cả nước.
Cơ quan hải quan Trung Quốc công bố dữ liệu thương mại kết hợp giữa tháng 1 và tháng 2 do năm nay Tết Nguyên đán rơi vào tháng 2, gây ra một số gián đoạn trong việc thu thập dữ liệu.
Những tín hiệu đáng mừng từ nền kinh tế thứ hai thế giới cũng giúp tạo niềm tin về việc phục hồi thương mại toàn cầu, nhất là sau giai đoạn giao thương Trung Quốc tăng trưởng không như mong đợi và có dấu hiệu trì trệ.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 5/3 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã công bố mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng vào năm 2024 là khoảng 5% và hứa sẽ chuyển đổi mô hình phát triển của đất nước, vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hóa thành phẩm và dư thừa công suất công nghiệp.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã phải vật lộn với mức tăng trưởng dưới mức trung bình trong năm qua trong bối cảnh khủng hoảng tài sản và khi người tiêu dùng ngừng chi tiêu, các công ty nước ngoài thoái vốn, các nhà sản xuất chật vật tìm người mua và chính quyền địa phương phải đối mặt với gánh nặng nợ khổng lồ.
Các nhà hoạch định chính sách đã cam kết triển khai các biện pháp tiếp theo để giúp thúc đẩy tăng trưởng sau khi các biện pháp được thực hiện kể từ tháng 6 chỉ có tác dụng khiêm tốn, nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng năng lực tài chính của Bắc Kinh hiện rất hạn chế.
Nhiều nhà phân tích lo ngại rằng Trung Quốc có thể sẽ gặp phải tình trạng trì trệ kinh tế giống Nhật Bản vào cuối thập kỷ này, trừ khi các nhà hoạch định chính sách thực hiện các bước định hướng lại nền kinh tế theo hướng tiêu dùng hộ gia đình và phân bổ nguồn lực theo thị trường.
Xem thêm >> Nhà đầu tư Trung Quốc ‘điên cuồng’ dồn vốn ra nước ngoài
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.