Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu đã tăng tới 13,4% lên hơn 45 USD/MWh vào ngày 10/10, tăng mạnh so với giá đóng cửa 40 USD vào cuối tuần trước.
Biến động giá khí đốt đã xảy ra sau khi Israel chỉ đạo Chevron tạm thời đóng cửa giàn khoan khí đốt ngoài khơi Tamar vì lo ngại về an toàn khi giao tranh giữa Hamas và quân đội Israel nổ ra.
Chevron, nhà điều hành mỏ Tamar nằm cách bờ biển phía nam Địa Trung Hải của Israel khoảng 89km, sau đó xác nhận rằng họ đã nhận được chỉ thị. Chevron sở hữu 25% mỏ khí Tamar, cùng với các đối tác khác bao gồm Isramco (28,75%), Mubadala Energy của Abu Dhabi (22%), Tamar Petroleum (16,75%), Dor Gas (4%) và Everest (3,5%).
Theo Chevron, bất chấp diễn biến này, mỏ khí đốt ngoài khơi lớn nhất Israel là Leviathan vẫn hoạt động bình thường.
Khi các quốc gia châu Âu vật lộn với hậu quả của sự gián đoạn nguồn cung này, sự chú ý tập trung vào việc đình chỉ sản xuất mỏ Tamar sẽ kéo dài bao lâu và liệu các nguồn năng lượng thay thế có thể bù đắp thỏa đáng cho nguồn cung bị mất hay không.
Israel xuất khẩu một phần khí đốt sang các nước láng giềng nhờ những mỏ khí đốt mới được phát hiện ở Biển Địa Trung Hải trong hai thập kỷ qua. Họ hướng nhiều chuyến hàng hơn tới châu Âu, nơi đang hồi phục sau cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Ông Nick Campbell, giám đốc của Inspired Plc, cho biết vị trí gần kênh đào Suez của khu vực xung đột - tuyến vận chuyển chính của LNG đến châu Âu, cũng có thể ảnh hưởng đến giá cả, do lục địa này phụ thuộc vào nhiên liệu siêu lạnh.
Ngoài ra, việc công nhân tại các cơ sở khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) của Chevron ở Australia đưa ra thông báo tiếp tục đình công cũng có thể làm gián đoạn dòng chảy và khiến giá tăng cao.
Thêm vào đó, một vụ rò rỉ được phát hiện trên một đường ống ở khu vực Baltic cũng làm dấy lên lo ngại về an ninh cơ sở hạ tầng và nguồn cung cấp khi mùa đông đến gần. Lỗi này được phát hiện vào hồi cuối tuần qua trong một đường ống dưới biển nối Phần Lan và Estonia. Đường ống này đã bị các nhà khai thác đóng cửa trong khi điều tra sự cố.
Mặc dù sự cố có vẻ đã được ngăn chặn nhưng nó làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng dưới biển sau vụ nổ trên đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) gần đó một năm trước. Khi Bắc bán cầu bước vào mùa sưởi ấm, người ta ngày càng tập trung vào bất kỳ sự gián đoạn tiềm ẩn nào, ngay cả khi các kho dự trữ khí đốt của châu Âu gần như đã đầy công suất.
Ông Tim Partridge, giám đốc thị trường năng lượng tại công ty tư vấn tiện ích Eyebright Ltd, nhận định: “Giá năng lượng dường như phản ứng quá mức trước những tin tức gần đây mặc dù dự trữ của EU đã gần đạt 100%.
Xung đột không chỉ ảnh hưởng tới giá khí đốt mà còn khiến giá vàng và giá dầu tăng mạnh.
Xung đột tại Trung Đông đã làm tăng nhu cầu đối với vàng. Giá vàng giao tháng 12/2023 tăng 1,04%, chốt phiên 9/10 ở mức 1.864,3 USD/ounce, mức cao nhất từ đầu tháng.
Giá vàng được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh bởi đây là công cụ trú ẩn được ưa chuộng trong thời kỳ biến động.
Giá dầu cũng tăng mạnh nhất 6 tháng trong phiên 9/10 khi giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London tăng 4,2% 88 USD/thùng, trong khi hợp đồng tương lai dầu ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 4,3% lên 86 USD/thùng.
Ông Vivek Dhar, giám đốc nghiên cứu hàng hóa năng lượng và khai thác mỏ của Ngân hàng Commonwealth (Úc) nhận định với việc thị trường dầu đang trong cảnh nguồn cung bị siết chặt trong quý IV, việc giảm xuất khẩu dầu của Iran ngay lập tức có thể đẩy giá dầu Brent giao sau lên hơn 100 USD/thùng trong ngắn hạn.
Xem thêm >> Thiên tai liên miên, Trung Quốc thiệt hại 42 tỷ USD trong 9 tháng
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.