Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Theo Tạp chí Nikkei Asian Review, Thái Lan đang trở thành nhà đầu tư nước ngoài quan trọng, nhờ sự tích cực trong mua bán và sáp nhập (M&A) ở nước ngoài của cộng đồng doanh nghiệp nước này. Các cuộc M&A gần đây trong và ngoài thị trường Đông Nam Á, dẫn đầu bởi các tập đoàn hàng đầu của Thái Lan như Thai Beverage, Indorama Ventures và Thai Union Group, là tín hiệu cho thấy các công ty Thái Lan tìm cách tăng cường khả năng cạnh tranh của họ.
Mặc dù đầu tư ra nước ngoài chỉ là bước khởi đầu nhưng việc có thể tận dụng các kỹ năng và nguồn lực thu được ở nước ngoài để cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp là điều cần thiết cho các công ty Thái Lan, để các công ty này thực sự trở thành các công ty đa quốc gia.
Trước đây, các công ty Thái Lan dựa nhiều vào mạng lưới phân phối của các công ty đa quốc gia khác để xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng điều này đang được thay thế bởi chiến lược đầu tư ra nước ngoài nhằm tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Tiếp xúc với cạnh tranh cao hơn sẽ nâng cao năng lực công nghệ và quản lý của các công ty Thái Lan. Đây có thể là chìa khoá cho việc nâng cấp nền kinh tế Thái Lan và theo đó dẫn đến hội nhập kinh tế sâu hơn giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN.
Theo Ngân hàng Thế giới, với tốc độ tăng trưởng đầu tư trong nước bình quân khoảng 1,6%/năm từ năm 2010 đến năm 2015, sự gia tăng nhanh chóng trong đầu tư ra nước ngoài của Thái Lan đã làm dấy lên lo ngại rằng các nhà đầu tư đang lẩn tránh Thái Lan để tìm kiếm triển vọng tăng trưởng tốt hơn ở các nước khác trong khu vực.
Còn theo Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD), vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thông qua cổ phiếu của Thái Lan tăng từ 6,7 tỷ USD năm 2006 lên 85,6 tỷ USD năm 2016, tức là tăng 13 lần trong một thập niên.
Trong khi gần 30% đầu tư của Thái Lan ở nước ngoài tập trung trong khu vực ASEAN, các công ty của họ cũng đang đầu tư vào các nền kinh tế xa hơn.
Theo số liệu phân tích kinh tế của Mỹ, Thái Lan là nước đầu tư trực tiếp nước ngoài với tốc độ tăng nhanh nhất tại Mỹ với 55,5% mỗi năm trong giai đoạn 2011 - 2016, vượt qua cả Trung Quốc với 44,7%.
Phần lớn sự tăng trưởng này là thông qua hoạt động M&A của các tập đoàn lớn Thái Lan. Năm 2016, Thái Lan đứng thứ hai sau Singapore, là người mua tích cực nhất ở Đông Nam Á với tổng giá trị 4,5 tỷ USD, chiếm 1/3 tổng giá trị M&A toàn khu vực ASEAN.
Con số năm 2017 dự kiến sẽ cao hơn, với hàng loạt các thương vụ lớn của các tập đoàn hàng đầu Thái Lan. ThaiBev, tập đoàn nước giải khát lớn nhất nước này, đã hoàn tất 2 vụ mua lại lớn trị giá 5,8 tỷ USD tại Myanmar và Việt Nam vào tháng 10 và tháng 12 năm ngoái.
Vào tháng 6, Charoen Pokphand Foods, công ty kinh doanh nông nghiệp của Tập đoàn C.P, tuyên bố đã mua 95% cổ phần của Paulsen Foods, một công ty thực phẩm chế biến hàng đầu tại Đức với giá 14,8 triệu USD. Trong lĩnh vực hóa dầu, với việc mua lại công ty Artlant của Bồ Đào Nha, nhà sản xuất axit terephtalic (nguyên liệu đầu vào sản xuất sợi polyester) lớn thứ hai Châu Âu, được cho là đã gây "tốn kém" cho Indorama Ventures 34,23 triệu USD.
Sự tăng trưởng ổn định trong đầu tư ra nước ngoài của các công ty hàng đầu Thái Lan có được một phần là nhờ môi trường thuận lợi hơn, đặc biệt là khi Ngân hàng Thái Lan thực hiện chính sách tự do hóa về kiểm soát vốn kể từ năm 2007 trở đi.
Với việc đồng Baht Thái Lan tăng 3,7% kể từ đầu năm nay - ngân hàng trung ương Thái Lan đang khuyến khích các công ty nước này đầu tư ra nước ngoài, một phần để giảm bớt áp lực lên đồng nội tệ. Tương tự, Ủy ban Đầu tư của Thái Lan, một cơ quan chuyên quản lý hoạt động đầu tư, từ năm 2013 đã có những chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, nguyên do không chỉ đến từ đồng Baht và sự khuyến khích về chính sách. Sự gia tăng đầu tư ra nước ngoài gần đây của quốc gia này cần được xem như là một phần trong nỗ lực chiến lược nhằm tăng cường vị thế cạnh tranh chung của các doanh nghiệp Thái Lan. Mặc dù các doanh nghiệp nước này có thể có những đường hướng quốc tế hóa khác nhau về bản chất hoặc điểm đến của các khoản đầu tư, nhưng mục tiêu chính vẫn là đảm bảo một vị trí mạnh hơn so với đối thủ cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Sự mở rộng thị trường chắc chắn là một trong những động cơ quan trọng nhất cho động thái đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Thái.
Việt Nam, với dân số 92 triệu người, thu nhập tăng nhanh và chuộng bia, là một thị trường hấp dẫn với mức tiêu thụ bia bình quân đầu người cao nhất ở Đông Nam Á. Việc ThaiBev mua lại Sabeco sẽ giúp kiểm soát 17% thị phần sản xuất của ASEAN, không chỉ tăng năng lực sản xuất khu vực, mà còn mở rộng thị phần bia của TháiBev trên thị trường bia Đông Nam Á lên 26% từ mức 9%.
Một yếu tố khác trong các giao dịch ở nước ngoài gần đây của Thái Lan là đẩy mạnh việc kiểm soát mạnh mẽ hơn các khâu trong chuỗi giá trị thông qua việc mua lại doanh nghiệp ở các khâu có giá trị gia tăng cao hơn.
Thai Union đã mua lại các nhãn hàng lớn ở Mỹ, Canada, châu Âu, cho phép họ phát triển từ nhà sản xuất cá ngừ đóng hộp nội địa trở thành công ty xuất khẩu hải sản hàng đầu, với doanh thu 4,3 tỷ USD hàng năm. Các thương vụ của Indorama Ventures ở Bồ Đào Nha, Đức, Mexico năm 2017 đã mở rộng vị thế của họ để trở thành tập đoàn sản xuất hóa chất lớn trên thế giới. Năm 2016, doanh thu của Indorama Ventures đạt 7,2 tỷ USD và có mặt tại 25 quốc gia ở khắp các khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi.
Các công ty của Thái Lan trong ngành công nghiệp tài nguyên cũng đã sử dụng các phi vụ mua bán ở nước ngoài để tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế. Banpu Public, một công ty năng lượng có nền tảng về khai thác than, đã mua lại các doanh nghiệp kinh doanh khí đá phiến ở Mỹ từ năm 2016. PTTEP, công ty thăm dò khai thác dầu của Tập đoàn PTT, đã liên doanh với các quốc gia giàu tài nguyên như Canada, Úc và các quốc gia Châu Phi.
Mặc dù những thương vụ này sẽ được hợp nhất về mặt tài chính nhưng thử thách thực sự đối với các công ty Thái Lan này là chuyển đổi các công ty bị thâu tóm từ chỗ chỉ kinh doanh trong nước sang khai thác cả các thị trường trong khu vực hay thậm chí là toàn cầu.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.