Học thuật

Tính hợp lý có giới hạn là gì? Những tranh luận về tính hợp lý có giới hạn

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Tính hợp lý có giới hạn (bounded rationality) là gì? Những tranh luận về tính hợp lý có giới hạn.

Tính hợp lý có giới hạn là gì? Những tranh luận về tính hợp lý có giới hạn

Tính hợp lý có giới hạn (bounded rationality) là những giới hạn có thể nhận thức được của con người xét trong mối liên hệ với tính phức tạp của những vấn đề mà anh ta giải quyết.

Tính hợp lý có giới hạn là gì?

Tính hợp lý có giới hạn (bounded rationality) là những giới hạn có thể nhận thức được của con người xét trong mối liên hệ với tính phức tạp của những vấn đề mà anh ta giải quyết. Nhìn chung các tác nhân kinh tế hành động hợp lý, nhưng chỉ đến một giới hạn nhất định do khả năng hạn chế của họ trong việc tính toán và xử lý thông tin. Các quy định và thể chế hình thành để giảm bớt tính phức tạp mà các tác nhân kinh tế phải đối phó. Vì vậy, chúng có thể coi là góp phần xử lý vấn đề tính hợp lý có giới hạn.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Những tranh luận về tính hợp lý có giới hạn

Tính hợp lý có giới hạn là lý thuyết cho rằng có rất nhiều thông tin nhưng chỉ có một số ít mà con người có thể nhận thức được. Do đó, khi đưa ra quyết định, chúng ta căn cứ vào một số lựa chọn hạn chế. Chúng là hợp lý với sự lựa chọn hạn chế và nhận thức về các lựa chọn thay thế, nhưng chúng hiếm khi có thể tối đa hóa tổng số ích lợi bởi vì mọi người không muốn dành thời gian để xem xét đầy đủ tất cả các lựa chọn.

Lý thuyết về tính hợp lý có giới hạn cho thấy cá nhân có thể đưa ra quyết định dựa trên kinh nghiệm bản thân - một trong những đây là những "rule of thumb". Một số tranh luận về tính hợp lý có giới hạn đặt một dấu hỏi về các lý thuyết kinh tế mà giả định các công ty và người tiêu dùng là hoàn toàn có lý trí.

Tuy nhiên, những người ủng hộ lý thuyết này giả sử rằng nếu hàng nghìn người đang đưa ra quyết định từ tính hợp lý bị giới hạn, thì trung bình nền kinh tế vẫn sẽ dẫn đến hành vi hợp lý, ngay cả khi không phải ai cũng đưa ra "quyết định hoàn hảo".

Ngoài ra, những người ủng hộ lý thuyết lựa chọn hợp lý cho rằng trong nhiều trường hợp, việc sử dụng " rule of thumb" là hợp lý. Ví dụ, sự khác biệt về ích lợi giữa các loại ngũ cốc ăn sáng khác nhau là rất nhỏ, vì vậy không hợp lý để dành thời gian cho việc lựa chọn giữa hai lựa chọn gần như là giống nhau. 

Sự ra đời của công nghệ như internet và máy tính đã giúp cung cấp cho người tiêu dùng sự lựa chọn sáng suốt hơn.

Tin mới lên