Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Cụ thể, 2 nhà đầu tư đã đăng ký mua hơn 13,24 triệu cổ phiếu SHG, chiếm 49,04% vốn của Sông Hồng. Trong đó, 1 nhà đầu tư tổ chức đăng ký mua 13,23 cổ phiếu SHG, tương đương 49% vốn; 1 nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua 11.200 cổ phiếu SHG, tương đương 0,04% vốn.
Theo mức giá khởi điểm mà Bộ Xây dựng đưa ra trước đó là 10.500 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư tổ chức nêu trên dự chi tối thiểu gần 139 tỷ đồng trong phiên đấu giá sắp tới, nhà đầu tư cá nhân dự chi 117,6 triệu đồng.
Mức giá bán cổ phần của Sông Hồng đang cao gấp 3,9 lần thị giá của cổ phiếu SHG trên thị trường chứng khoán. Theo đó, SHG giao dịch ở mức giá 2.700 đồng/cổ phiếu, ghi nhận trong phiên 19/12. Tuy nhiên, cổ phiếu này hầu như không có thanh khoản khi thường xuyên trắng mua và trắng bán.
Được biết, Bộ Xây dựng đã từng tiến hành thoái vốn Sông Hồng vào năm 2020. Tuy nhiên, phiên đấu giá bị tạm dừng do vướng một số quy định.
Cụ thể, HNX cho biết, ngày 30/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 140/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH MTV do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.
Nghị định số 140/2020-NĐ-CP không quy định điều khoản chuyển tiếp đối với trường hợp các đơn vị đã phê duyệt phương án thoái vốn trước ngày 30/11/2020. Do đó, HNX cho biết, trong thời gian chờ hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, phiên đấu giá bán cổ phần của Tổng công ty Sông Hồng do Bộ Xây dựng sở hữu vào ngày 25/12 tới đây sẽ bị tạm dừng để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Chính phủ.
Ở thời điểm đó, mức giá được đưa ra là 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn mức giá trong phiên đấu giá này khoảng 4,8%.
Tổng công ty Sông Hồng tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì, trực thuộc Bộ Xây dựng, được thành lập năm 1958. Công ty này đã xây dựng một loạt các công trình lớn như nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), sân bay Sao Vàng (Thanh Hoá), sân bay Nội Bài (Hà Nội)...các khu chung cư ở Hà Nội như Kim Liên, Giảng Võ...
Năm 2010, Sông Hồng chính thức chuyển đổi và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. 5 năm sau, cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên hệ thống UPCoM với mã SHG.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Sông Hồng đạt 3,9 tỷ đồng, giảm 83% so với cùng kỳ năm 2022. Sau khi trừ các khoản chi phí, Sông Hồng lỗ sau thuế 26,9 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 27 tỷ đồng.
Tính đến quý II/2023, lỗ lũy kế của Sông Hồng đã lên tới hơn 1.292 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu âm hơn 986 tỷ đồng.
Với kết quả như vậy, Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIETNAM - đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính bán niên 2023 của Sông Hồng nhấn mạnh về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp này.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.