Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Kín tiếng, không trả lời phỏng vấn báo chí, với quan điểm dứt khoát “Tốt nhất là làm cho tốt, nói ít thôi”, đại gia Hồ Xuân Năng không chỉ 'bí ẩn' trên truyền thông mà ông còn được mệnh danh là "tỷ phú giấu mặt" trên sàn chứng khoán.
Ông lớn đá nhân tạo mở rộng sang công nghệ, đào tạo
Tuần trước, CTCP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa Group) của ông Hồ Xuân Năng vừa công bố thông tin phát hành thành công lô trái phiếu trị giá 320 tỷ đồng, kỳ hạn 7 năm, lãi suất cố định 8,2%/năm. Hồi cuối năm 2023, Phenikaa cũng huy động được 900 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất khoảng 6%.
Lãi suất này khá thấp so với mức 12-15% mà nhiều tập đoàn lớn phát hành thời gian gần đây, trong bối cảnh thị trường trái phiếu lao đao sau vụ Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh, FLC…
Phenikaa là tập đoàn đa ngành với hàng chục đơn vị thành viên, do ông Hồ Xuân Năng làm Chủ tịch HĐQT, vốn chủ sở hữu hơn 9.000 tỷ đồng. Phenikaa có lợi nhuận sau thuế gần 514 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024 (tăng 31% so với cùng kỳ). Trong năm 2022 và 2023, lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 1.000 tỷ đồng và 611 tỷ đồng.
Mảng kinh doanh cốt lõi là đá nhân tạo gốc thạch anh thông qua CTCP Vicostone (VCS), với doanh thu 4.400-7.100 tỷ đồng/năm những năm gần đây. Phenikaa nắm giữ hơn 84% cổ phần Vicostone. Vicostone là doanh nghiệp có tên tuổi lớn trên thị trường quốc tế với định vị sản phẩm ở phân khúc cao cấp. Thị trường chủ lực là Mỹ và Canada. Trong nước, Vicostone đứng top 1 Việt Nam về thị phần.
Ngoài ra, Phenikaa còn tập trung vào các mảng giáo dục đào tạo và công nghệ với những mẫu xe tự hành.
Hiện tại nhiều nhà đầu tư chờ đợi startup sản xuất xe tự hành của Phenikaa X (công ty thuộc hệ sinh thái Phenikaa) sau khi ông Hồ Xuân Năng bật mí tại Đại hội cổ đông năm 2024 của Vicostone.
Ông Hồ Xuân Năng cho biết, doanh nghiệp sản xuất xe ô tô tự hành sẽ gọi vốn và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với định giá rất cao. Một điểm đáng lưu ý, công nghệ được chính các đơn vị trong tập đoàn phát triển, gồm trường đại học, các viện nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuộc hệ sinh thái của Phenikaa. Startup này là dự án sản xuất xe tự lái “Made in Vietnam” đầu tiên, công bố năm 2021.
Cuối tháng 3/2021, Phenikaa thành lập Phenikaa X và chính thức giới thiệu xe tự hành thông minh cấp độ 4 “Made in Vietnam” đầu tiên tại Việt Nam ở Hội thảo quốc tế “Công nghệ tự hành và Giao thông thông minh”.
Xe điện tự hành cấp độ 4 (trong thang 5 cấp trên thế giới) của Phenikaa được quảng bá sở hữu những tính năng thông minh, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và hầu hết các công nghệ tiên tiến trên thế giới như bản đồ 2D/3D, cảm biến Lidar, SLAM, học máy, học sâu….
Ông Hồ Xuân Năng cho biết, Phenikaa có nhiều sản phẩm công nghệ khác, được phát triển từ sự kết hợp nghiên cứu giữa trường đại học (Đại học Phenikaa) và các viện nghiên cứu, nhà máy của tập đoàn. Hàng năm, Vicostone cũng như tập đoàn mẹ Phenikaa đều dành 2-3% tổng doanh thu để đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ, sản phẩm mới.
Đại gia gốc Nam Định giàu cỡ nào?
Trên thị trường chứng khoán, ông Hồ Xuân Năng nổi tiếng với biệt danh “Năng Do Thái” sau thương vụ thâu tóm ngược kinh điển vào cuối năm 2014. Khi đó, ông Hồ Xuân Năng là phó chủ tịch, kiêm tổng giám đốc Vicostone (công ty con) đã nắm 90% vốn điều lệ công ty mẹ Phenikaa, trở thành người có quyền lực lớn nhất tại Phenikaa và Vicostone.
Sau thương vụ này, Vicostone hoàn toàn lột xác. Từ năm 2017, quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp này vượt trên 1.000 tỷ đồng và đạt hơn 1.770 tỷ đồng năm 2021. Với lợi nhuận khủng trên dưới nghìn tỷ đồng/năm đến từ Vicostone, Phenikaa mở rộng sang nhiều lĩnh vực mới, gần nhất là bất động sản.
Cổ phiếu VCS ghi nhận đỉnh cao gần 140.000 đồng/cp (giá điều chỉnh) hồi tháng 4/2018. Ở thời đỉnh cao đó, vốn hoá của Vicostone lên tới hơn 22.000 tỷ đồng (tương đương gần 1 tỷ USD). Ông Hồ Xuân Năng sở hữu trực tiếp và gián tiếp khoảng 120 triệu cổ phiếu VCS, tương đương khoảng 17.000 tỷ đồng (khoảng 750 triệu USD).
Hiện cổ phiếu VCS giảm khá nhiều so với đỉnh cao, tài sản của ông Hồ Xuân Năng chỉ còn gần 8.000 tỷ đồng, xếp thứ 14 trong danh sách những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, tài của sản của ông Năng hiện mới chỉ tính dựa trên số cổ phiếu Vicostone mà doanh nhân gốc Nam Định này nắm giữ.
Trong khi đó, hệ sinh thái Phenikaa được đánh giá có quy mô lớn hơn, với mảng giáo dục và startup Phenikaa X…
Sau một thập kỷ về tay ông Hồ Xuân Năng, hệ sinh thái Phenikaa còn có Trường Đại học Phenikaa (tiền thân là Trường Đại học Thành Tây), CTCP Đầu tư Giáo dục Phenikaa, CTCP Kiểm định và Chứng nhận Phenikaa, CTCP Điện tử Phenikaa, Viện Nghiên cứu & Công nghệ Phenikaa, CTCP Phenikaa-X,...
Không chỉ cho ra mắt xe tự hành thông minh cấp độ 4 "Made in Vietnam", Phenikaa-X còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như máy bay không người lái (drone), giải pháp thành phố thông minh… Phenikaa-X đã nghiên cứu và phát triển giải pháp robot tự hành 100% đầu tiên của Việt Nam tại nhà máy Samsung Electronics (mang tên AMR Pallet Mover), có khả năng chịu tải trọng lên đến 1.000kg, không cần người điều khiển, có thể hoàn toàn tự động tìm đường đi, lấy và chuyển hàng. Gần đây, Phenikaa-X còn triển khai robot tự hành trong lĩnh vực y tế tại các bệnh viện.
Tham vọng trong lĩnh vực giáo dục đại học của ông Hồ Xuân Năng rất lớn, với quy mô ngành đào tạo liên tục mở rộng. Trường Đại học Phenikaa hiện có 55 ngành/chương trình đào tạo sau 17 năm thành lập, tuyển sinh hơn 10.000 chỉ tiêu/năm, cùng 3 viện nghiên cứu.
Phenikaa cũng hoạt động kinh doanh bất động sản, với dự án tổ hợp văn phòng, khách sạn và căn hộ cao cấp Endless Skyline West Lake (quận Tây Hồ, Hà Nội). Dự án do CTCP Nam Hưng, thành viên của Phenikaa xây dựng, phát triển. Quy mô dự án là 3.626,8m2, gồm 150 căn hộ thương mại, 56 căn hộ cho thuê và 150 phòng khách sạn.
Dự án được hoàn thiện móng vào cuối năm 2023 và mở bán vào đầu năm 2024. Giá bán lên tới trăm triệu đồng/m2, có thể giúp lợi nhuận của Phenikaa tăng mạnh.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.