2.300 tỷ tan vào biển: Nước mắt và nợ nần của những triệu phú USD ở Vân Đồn

Xuân Thạch - 19/09/2024 15:00 (GMT+7)

(VNF) - Đã hơn 1 tuần cơn bão số 3 (Yagi) quét qua, người nuôi trồng thuỷ sản biển Vân Đồn, Quảng Ninh vẫn chưa hết bàng hoàng. Sức càn quét khủng khiếp của Yagi đã cuốn phăng toàn bộ khoảng 2.300 tỷ tài sản gây dựng bấy lâu nay ra biển

“Hơn 20 tỷ đồng mất trắng, không còn gì”

Đó là lời nói đau xót của ông Nguyễn Văn Thành (50 tuổi), ở Khu 7, Thị Trấn Vân Đồn – Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, thuộc hợp tác xã Ngư Long, khi được hỏi về thiệt hại của gia đình sau khi cơn bão số 3 quái ác quét qua các phao hàu, lồng bè nuôi cá.

Gia đình anh Thành nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích mặt nước khoảng 25ha có 240 dây nuôi hàu, 150 ô bè nuôi cá, bao gồm: 80.000 con cá chim, hơn 10.000 cá giò 1,5 – 3kg, trên 10.000 cá song các loại, 5.000 con cá hồng mỹ và 2 tấn cá dìa giống, tổng giá trị thu hoạch khoảng hơn 21 tỷ đồng. Dự kiến một số thuỷ sản như hàu, cá chim sẽ thu hoạch vào tháng 10/2024.

“Toàn bộ gia sản đã tan theo bọt biển, mất trắng không còn bất cứ thứ gì ngoài một ít phao nuôi hàu sót lại”, ông Thành đâu khổ nói.

Số phao nuôi hàu ít ỏi còn lại trên diện tích mặt nước khoảng 25ha của ông Thành, trong tổng số gần 30.000 quả phao được đầu tư năm 2021. Ảnh: Xuân Thạch

Ông Thành cũng cho biết, sau đợt đổi phao năm 2021 theo quy định của nhà nước, gia đình quyết định vay mượn, tăng thêm tiền để đầu tư nuôi thuỷ sản, ngoài hàu, nuôi thêm cá giò, cá song, cá chim và cá dìa giống, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Nay, chỉ sau mấy tiếng toàn bộ vốn liếng đã bị xoá sổ.

Nặng nề hơn, anh Ngô Nam Trung, Giám đốc HTX Trung Nam buồn rầu nói, ngoài bè không còn bất cứ thứ gì, cơn bão hung ác đã cuốn đi toàn bộ tài sản, nuôi ít mất ít, nuôi nhiều cũng mất sạch.

Lồng cá của một người dân nuôi thuỷ sản tan hoang sau bão. Ảnh: Xuân Thạch

Theo chia sẻ của anh Trung, gia đình có 800 đường hàu, với hơn 8 vạn quả phao, đầu tư hết 7 tỷ đồng, chưa tính công chăm sóc. Khoảng tháng 10 này sẽ thu hoạch, mỗi đường hàu ít nhất 4.000 tấn, giá bán cũng 7 - 8 nghìn đồng/kg, tổng số thiệt hại ước tính gần 30 tỷ đồng. Chưa kể tiền đầu tư lồng bè, tiền trả nhân công, sửa chữa tàu thuyền… ước thiệt hại đến thời điểm này lên đến 35 tỷ đồng.

Cùng hoàn cảnh, theo ông Nguyễn Văn Cường (39 tuổi), trú tại Khu 3, Thị Trấn Vân Đồn – Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, sau cơn bão số 3 gia đình bị mất trắng toàn bộ diện tích nuôi hàu, tổng thiệt hại sơ bộ khoảng 13 - 14 tỷ đồng.

“Chưa bao giờ thấy cơn bão lớn đến vậy, nhìn toàn bộ bè bị thổi bay, trống trơn, mất mát quá lớn”, ông Cường tâm sự.

Phao nuôi hàu, bè lồng cá của người dân trong Vịnh Bái Tử Long bị xoá sổ, giờ chỉ còn là một vùng biển trống. Ảnh Xuân Thạch

Ông Phan Văn Dũng (42 tuổi), thành viên hợp tác xã Ngư Long, trú tại Đông Xá, Vân Đồn, Quảng Ninh cũng cho biết, gia đình có khoảng 170 dây nuôi hàu bị bão thổi bay, tổng thiệt hại khoảng 7 tỷ đồng.

Sau cơn bão, cả một vùng mặt nước vài chục ha, nhà ông Dũng, ông Cường chỉ còn lại duy nhất số phao và dây ít ỏi, cuốn vào nhau. Ảnh: Xuân Thạch

Tình trạng tương tự ở các hợp tác xã như Thắng Lợi, Phất Cờ, Kiên Cường, Mạnh Đức…theo ghi nhận, các hộ nuôi thuỷ sản gần như mất trắng hoàn toàn. Người dân Vân Đồn cho biết, hộ gia đình nào ít cũng 400 – 500 triệu đồng, còn mất nhiều lên đến hàng chục tỷ đồng, có hộ gia đình thiệt hại nặng nhất gần 60 tỷ đồng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, hậu bão số 3 toàn tỉnh có 2.637 cơ sở nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại, trong đó có 1.872 cơ sở nuôi biển, 23 cơ sở nuôi tôm, 507 cơ sở nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Riêng huyện Vân Đồn, theo thống kê bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho các cơ sở, hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn.

Cụ thể, tổng sản lượng thủy sản trên địa bàn huyện đến kỳ thu hoạch bị thiệt hại khoảng 32.112 tấn, trong đó: hàu 25.638 tấn, cá 636 tấn, hải sản khác 5.840 tấn. Ngoài ra, còn gây thiệt hại cho 2.000 ha hàu và 3.500 ô lồng nuôi cá mới thả giống. Thiệt hại dự kiến đối với hàu là 1.353 tỷ đồng, cá 533 tỷ đồng, hải sản khác 395 tỷ đồng. Tổng thiệt hại thuỷ hải sản nuôi biển của người dân Vân Đồn khoảng gần 2.300 tỷ đồng.

Chỉ còn khối nợ “khổng lồ” trên vai

Thống kê sau siêu bão số 3, Quảng Ninh là một trong số những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất, đặc biệt là ngành thủy hải sản. Gần như toàn bộ các vùng nuôi trồng hoang tàn, trở thành vùng nước trống, hàng trăm gia đình lâm vào cảnh tài sản bị xoá sổ, cuốn trôi hoàn toàn theo dòng nước biển.

Có lẽ, thứ để lại cho người dân nuôi biển Quảng Ninh nói chung và Vân Đồn nói riêng, chỉ còn sự bàng hoàng, nước mắt, nợ nần chồng chất và gánh nặng an sinh xã hội.

Những dãy phao hàu là cả gia sản của người dân nuôi biển Vân Đồn, tạo cảnh đẹp cho Vịnh Bái Tử Long nay đã không còn. Thế vào đó là khối nợ “khổng lồ” trên vai người dân. Ảnh: NVCC

Theo ông Nguyễn Văn Thành, sau cơn bão mà theo ông cảm nhận, chưa từng thấy trong cuộc đời hơn 20 năm bám biển, toàn bộ tài sản của gia đình đã bị xoá sổ. Hiện, căn nhà và sổ đỏ đã thế chấp trong ngân hàng và các tàu của gia đình bị thiệt hại nặng, đang phải sửa chữa.

Ngoài căn nhà của mình, ông Thành mượn thêm sổ của người thân, thế chấp tại ngân hàng để vay hơn 5,5 tỷ đồng, đầu tư toàn bộ vào các bè hàu và cá.

“Không còn bất kỳ tài sản, tiền bạc nào để trả lãi ngân hàng ngoài ngôi nhà đang ở của gia đình với khối nợ trên vai”, ông Thành ngậm ngùi.

Khuôn mặt chai sạn của anh Nguyễn Văn Thành, người nuôi thuỷ hải sản hơn 20 năm, khi trên vai sau bão là gánh nặng nợ ngân hàng và công ăn việc làm cho người dân. Ảnh: Xuân Thạch

Bên cạnh đó, bè hàu của gia đình tạo công ăn việc làm cho 7-8 người chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình… xuống Vân Đồn làm thuê, thu nhập 1 tháng sau khi trừ nuôi cơm còn 7-8 triệu đồng/tháng. Nay, hầu như toàn bộ người làm thuê chưa có việc, không có nguồn thu nhập và cũng chưa biết làm gì để sống.

Cùng cảnh ngộ, Ông Phan Văn Dũng cho biết, gia đình có vay mượn của ngân hàng 2 tỷ đồng bằng việc thế chấp căn nhà đang ở, mấy ngày nay phía ngân hàng cũng đang báo đã đến hạn trả gốc và lãi nhưng chưa biết lấy tiền ở đâu.

“Tôi đang hỏi xem phía ngân hàng có thêm chính sách hỗ trợ, toàn bộ tài sản đã mất trắng, lấy gì mà trả bây giờ”, ông Dũng.

Theo anh Nguyễn Văn Phú (27 tuổi), chủ nhiệm hợp tác xã Ngư Long, hiện HTX có 12 xã viên, cả 12 hộ nuôi biển này tại Vân Đồn đều vay tiền đầu tư, thế chấp nhà của mình và người thân làm ăn. Hộ vay ít thì cũng 1-2 tỷ đồng, còn vay nhiều là khoảng 6 tỷ đồng. Với mức lãi suất hiện nay là cứ 1 tỷ trả lãi khoảng 8 triệu đồng/1 tháng.

“Toàn bộ xã viên họp đều hoang mang, có gia đình phải trả lãi 40 triệu đồng/ tháng, chưa biết sẽ lấy tiền đâu ra ”, anh Phú lo lắng.

Vị trưởng phòng tại một chi nhánh Ngân hàng, huyện Vân Đồn cho biết, sau khi bão quét qua, các nhân viên của ngân hàng đã xuống trực tiếp các hộ gia đình hỏi thăm, cùng giúp ghi nhận và thống kê các thiệt hại.

“Theo số liệu thống kê ban đầu, hầu như các hộ dân nuôi biển tại Vân Đồn đều có vay để đầu tư sản xuất, và đang thế chấp sổ đỏ, nhà cửa tại ngân hàng. Tổng nợ vay của người dân lên đến vài trăm tỷ đồng”, vị trưởng phòng cho biết thêm.

Ngư dân Quảng Ninh rơi nước mắt tìm vớt gia tài tiền tỷ tan nát vì siêu bão

Ngư dân Quảng Ninh rơi nước mắt tìm vớt gia tài tiền tỷ tan nát vì siêu bão

Tiêu điểm
(VNF) - Đã 1 tuần sau khi cơn bão số 3 (Yagi) tàn phá tại Quảng Ninh, nhưng đến giờ nhiều ngư dân nuôi trồng thủy sản trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long vẫn chưa thể khắc phục được ngay hậu quả nặng nề. Nhiều người dân mất trắng hàng tỷ đồng.
Cùng chuyên mục
1.000 dân Việt Nam mới có 60 người sở hữu ô tô

1.000 dân Việt Nam mới có 60 người sở hữu ô tô

(VNF) - Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công thương (Bộ Công thương), hiện tỷ lệ ô tô trên 1.000 người dân năm của Việt Nam năm 2023 là 63 chiếc/1.000 dân.

Quảng Ninh xây dựng Đề án khôi phục, tái thiết sau bão số 3

Quảng Ninh xây dựng Đề án khôi phục, tái thiết sau bão số 3

(VNF) - UBND tỉnh Quảng Ninh đã giao Sở KH&ĐT chủ trì tham mưu xây dựng Đề án khôi phục, tái thiết kinh tế sau cơn bão số 3.

Năm ngân hàng triển khai gói hỗ trợ thiệt hại do bão số 3 ở Quảng Ninh

Năm ngân hàng triển khai gói hỗ trợ thiệt hại do bão số 3 ở Quảng Ninh

(VNF) - Ngày 19/9, đã có 5 ngân hàng thương mại triển khai các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão.

FED giảm lãi suất, tiền ngoại tiếp tục đẩy giá chứng khoán Việt

FED giảm lãi suất, tiền ngoại tiếp tục đẩy giá chứng khoán Việt

(VNF) - Việc khối ngoại mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành xu hướng trong thời gian tới nhờ trợ lực từ cả trong và ngoài nước.

LPBank tính vụ lớn: Sẵn tiền gần 10.000 tỷ mua tối đa 5% vốn FPT

LPBank tính vụ lớn: Sẵn tiền gần 10.000 tỷ mua tối đa 5% vốn FPT

(VNF) - Theo LPBank, việc đầu tư vào cổ phiếu FPT - được đánh giá là có tỷ suất sinh lời hấp dẫn - sẽ giúp đa dạng hóa kênh đầu tư và tối ưu hóa vốn góp của cổ đông.

The Miami 5: Không gian sống dành riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống dành riêng cho gia đình trẻ

(VNF) - The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.

Danh tính doanh nhân 9X mua 39 căn hộ của Vinhomes chỉ trong 1 ngày

Danh tính doanh nhân 9X mua 39 căn hộ của Vinhomes chỉ trong 1 ngày

(VNF) - Được biết, đây là Tổng Giám đốc của một công ty vừa phát hành thành công trái phiếu.

Tập đoàn Thuận An rút lui, Khánh Hòa thay nhà thầu làm cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Tập đoàn Thuận An rút lui, Khánh Hòa thay nhà thầu làm cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

(VNF) - Tỉnh Khánh Hòa tìm nhà thầu thi công dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột sau khi Tập đoàn Thuận An xin rút lui và hoàn trả số tiền đã tạm ứng.

Chuyên gia WB kêu gọi ‘cứu’ biệt thự trăm tuổi ở Đồng Nai khỏi bị phá dỡ

Chuyên gia WB kêu gọi ‘cứu’ biệt thự trăm tuổi ở Đồng Nai khỏi bị phá dỡ

(VNF) - Trước thông tin căn biệt thự cổ của Đốc phủ Võ Hà Thanh (Đồng Nai) sắp bị phá dỡ, ông Martin Rama, cựu Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới đã lên tiếng kêu gọi “giải cứu” công trình này.