Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Theo thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2019, dự kiến các dự án ODA do Bộ Giao thông vận tải trực tiếp quản lý được giao vốn nước ngoài 14.789 tỷ đồng và 3.354 tỷ đồng vốn đối ứng.
Trên cơ sở tiến độ của các dự án, hồi tháng 11/2018, Bộ Giao thông vận tải có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị phân bổ cho các dự án ODA 13.129 tỷ đồng (bao gồm: vốn nước ngoài 9.775 tỷ đồng; vốn đối ứng 3.354 tỷ đồng) và đề nghị điều chuyển 5.104 tỷ đồng vốn nước ngoài cho các bộ, ngành, địa phương khác có nhu cầu.
Đến nay, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có quyết định giao kế hoạch năm 2019 cho các dự án ODA 6.215 tỷ đồng (bao gồm: vốn nước ngoài 4.505 tỷ đồng; vốn đối ứng 1.710 tỷ đồng)
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (văn bản số 1930 ngày 28/3/2019) về dự kiến phương án phân bổ kế hoạch năm 2019 (đợt 2), Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 3373 ngày 11/4/2019 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó đề nghị giao kế hoạch vốn cho các dự án ODA với tổng số 4.486 tỷ đồng (bao gồm: vốn nước ngoài 3.509 tỷ đồng; vốn đối ứng 977 tỷ đồng). Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo tờ trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, dự kiến giải ngân 6 tháng năm 2019 các dự án ODA đạt khoảng 1.680 tỷ đồng, đạt 27,04% kế hoạch giao; trong đó: vốn nước ngoài giải ngân 794 tỷ đồng, đạt 17,63% kế hoạch giao; vốn đối ứng giải ngân 886 tỷ đồng, đạt 51,84% kế hoạch giao.
Kết quả giải ngân thấp này được Bộ Giao thông vận tải lý giải là do một số dự án đang trong giai đoạn quyết toán cần hoàn thiện một số thủ tục trước khi tiến hành giải ngân, gồm: dự án đầu tư xây dựng cầu Hưng Hà và đường dẫn hai đầu cầu; dự án WB5-Phát triển cơ sở hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long, hợp phần Quốc lộ quyết toán giải tỏa mặt bằng; dự án tín dụng ngành Giao thông vận tải để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần thứ 2 phần các cầu đã thực hiện; dự án đường hành lang ven biển phía Nam; dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng sông Mê Kông - DATP1, 2, 3).
Bên cạnh đó, những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải tỏa mặt bằng các dự án cũng khiến tiến độ giải ngân bị chậm trễ, điển hình là dự án nâng cấp mạng lưới giao thông tiểu vùng Mê Kông mở rộng phía Bắc thứ 2 – Nâng cấp QL217 tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2.
Ngoài ra, nguyên nhân chậm giải ngân còn đến từ việc một số dự án phải triển khai các thủ tục điều chỉnh theo quy định như: dự án cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (hợp phần A) - giai đoạn khởi động cần điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư, dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng sông Mê Kông (DATP1, 2, 3) hoặc các dự án bị vướng mắc trong quá trình thi công như dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long.
Bộ Giao thông vận tải cũng cho biết một số dự án bị chậm giao bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2019 gồm: dự án xây dựng tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương – LRAMP.
Một số dự án (dự án Quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên; dự án đường hành lang ven biển phía Nam, giai đoạn 1) chuẩn bị kết thúc Hiệp định cần bổ sung vốn nước ngoài, tránh việc phải sử dụng vốn đối ứng để chi trả khối lượng này.
Các dự án tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án PPP đường bộ cao tốc Bắc - Nam) cũng cần bổ sung vốn để chi trả cho tư vấn.
Đối với các dự án do VEC, ACV và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư, chủ đầu tư đã đăng ký nhu cầu kế hoạch năm 2019 là 3.752 tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ cho biết hiện chưa được giao kế hoạch do vướng mắc quy định của Nghị định 131/2018/NĐ-CP và việc giao kế hoạch vốn nước ngoài cho các dự án của VEC vướng quy định tại Nghị quyết số 71/2018/QH14 của Quốc hội "Chưa phân bổ nguồn vốn nước ngoài cho VEC".
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.