Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 17/4, tại một sự kiện ở New Delhi, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar cho biết chính phủ của ông đã đạt được "thỏa thuận trước" về một hiệp định thương mại với Nga.
Xuất hiện tại cùng sự kiện, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nga Denis Manturov nói thêm rằng một hiệp định thương mại tự do sẽ mang lại sự đảm bảo cho đầu tư song phương giữa 2 nước.
Phó Thủ tướng Nga Denis Manturov, đồng thời là Bộ trưởng Thương mại, cho biết: “Chúng tôi đặc biệt chú ý đến các vấn đề tiếp cận sản xuất song phương với thị trường của cả 2 quốc gia. Cùng với Ủy ban Kinh tế Á-Âu, chúng tôi mong muốn tăng cường đàm phán về một hiệp định thương mại tự do với Ấn Độ".
Động thái này được công bố trong khuôn khổ chuyến thăm kéo dài 2 ngày của Phó Thủ tướng Nga tới Ấn Độ để tham dự một cuộc họp liên chính phủ về thương mại, văn hóa, khoa học và công nghệ.
Các cuộc đàm phán FTA đánh dấu một bước tiến trong quan hệ kinh tế giữa hai nước, bất chấp những lời kêu gọi từ các nước phương Tây yêu cầu Ấn Độ dần xa rời nhà cung cấp vũ khí cũng như nguồn cung năng lượng ngày càng quan trọng của mình là Moscow, bắt đầu từ khi chiến sự Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022.
Thông báo được đưa ra vào thời điểm New Delhi cũng đang tham gia vào các cuộc thảo luận về FTA với Anh, Liên minh châu Âu và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh.
Ấn Độ, thay vì chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, đã kêu gọi giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại và không ngừng tăng cường giao thương với Moscow trong 1 năm vừa qua.
Cụ thể, nhập khẩu của Ấn Độ từ Nga đã tăng hơn bốn lần lên 46,33 tỷ USD trong năm tài chính vừa qua, chủ yếu nhờ mặt hàng dầu mỏ. Tháng 3/2023, Nga cũng đã thay thế Iraq, trở thành nhà cung cấp dầu thô hàng đầu của Ấn Độ.
Cả hai bên đã thực hiện các sáng kiến nhằm thúc đẩy đầu tư song phương, chủ yếu thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho Chính phủ cấp cao tiếp xúc với doanh nghiệp và các doanh nghiệp tiếp xúc lẫn nhau bên cạnh quá trình đầu tư đang diễn ra trong các lĩnh vực chiến lược ở cả hai nước.
Việc hợp tác đầu tư cũng tăng trưởng rõ rệt trong một số lĩnh vực ưu tiên như hydrocacbon, điện, than, điện hạt nhân, phân bón, công nghệ thông tin, khoáng sản và luyện kim, thép, dược phẩm và các dự án cơ sở hạ tầng cùng các lĩnh vực khác.
Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar cho biết các doanh nghiệp trong nước có thể hưởng lợi từ công nghệ của Nga và New Delhi đang nỗ lực giải quyết các vấn đề về thanh toán, chứng nhận và hậu cần.
Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong nhập khẩu từ Moscow đang bị trừng phạt đã khiến các số liệu thương mại áp đảo một chiều. Do đó, ông Manturov cho biết Moscow đang tìm cách tăng nhập khẩu máy móc từ Ấn Độ để cải thiện cán cân thương mại.
"Chúng tôi cần tìm một thị trường ngách trong các sản phẩm mà Ấn Độ có thể thay thế", ông nói với các phóng viên bên lề sự kiện. Trong các dự án dân sự, chúng ta cần sự hợp tác rộng rãi như trước khi có lệnh trừng phạt", Phó Thủ tướng Nga nói.
Trước đó, hồi tháng 11 năm ngoái, Reuters đã báo cáo rằng Nga có khả năng tìm cách nhập khẩu hơn 500 sản phẩm từ Ấn Độ cho các lĩnh vực quan trọng bao gồm ô tô, máy bay và tàu hỏa, vì các lệnh trừng phạt của phương Tây làm suy yếu khả năng duy trì hoạt động của các ngành công nghiệp cốt lõi của Moscow.
Ấn Độ cũng đặt mục tiêu thu hẹp thâm hụt thương mại ngày càng tăng với Nga, nước đã từng là nhà cung cấp thiết bị quân sự lớn nhất của Ấn Độ trong nhiều thập kỷ và là thị trường lớn thứ 4 đối với dược phẩm của Ấn Độ.
Trong lịch sử, hàng nhập khẩu của Ấn Độ từ Nga thấp hơn 5 lần so với hàng xuất khẩu sang nước này, với tỷ lệ chạm mức 4,1 trong năm 2017-2018, trước đây là mức cao nhất dưới thời chính phủ Thủ tướng Narendra Modi. Nhưng vào giai đoạn 2022-2023, tính tới tháng 1 năm nay, nhập khẩu đã gấp 15 lần xuất khẩu.
Năm 2017, đầu tư của Nga vào Ấn Độ đạt 18 tỷ USD và tổng đầu tư của Ấn Độ vào Nga cho đến nay là 13 tỷ USD, theo tuyên bố chính thức của Đại sứ quán Ấn Độ.
Các khoản đầu tư tích lũy của Ấn Độ vào Nga là khoảng 8 tỷ USD trong giai đoạn 2000-2014, trong khi các khoản đầu tư tích lũy của Nga vào Ấn Độ trong cùng thời kỳ là khoảng 4 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực ô tô (KAMAZ) và viễn thông (AFK Sistema).
Xem thêm >> Ấn Độ chi 'khủng' cho các sân bay, đặt mục tiêu thành 'cường quốc' hàng không
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.