Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trong quỹ đất nói trên có 115.131 hecta là đất công nghiệp tại các bang Gujarat, Maharashtra, Tamil Nadu và Andhra Pradesh.
Đất đai từng là một trong những rào cản lớn nhất cản bước doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Ấn Độ. Các nhà đầu tư muốn thiết lập nhà máy ở Ấn Độ cần phải tự mình thu hồi đất. Trong một số trường hợp, quá trình này làm trì hoãn dự án vì liên quan đến việc đàm phán mua lại đất của những chủ sở hữu nhỏ.
Do đó, để khắc phục điều này, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã làm việc với các bang để thiết lập quỹ đất cho các tập đoàn quốc tế, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang có ý định dịch chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc sau sự bùng phát của đại dịch Covid-19 làm gián đoạn nguồn cung.
Chính phủ Ấn Độ đã chọn ra 10 ngành trọng tâm để thúc đẩy sản xuất gồm điện lực, dược phẩm, thiết bị y tế, điện tử, kỹ thuật nặng, thiết bị năng lượng Mặt trời, chế biến thực phẩm, hóa chất và dệt may, đồng thời yêu cầu các đại sứ quán ở nước ngoài xác định những công ty đang tìm hiểu thông tin để đưa ra phương án đầu tư.
Invest India, cơ quan đầu tư của chính phủ, đã nhận được những câu hỏi chủ yếu từ Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc, bày tỏ quan tâm đến việc di dời tới nền kinh tế lớn thứ ba châu Á.
4 quốc gia trên nằm trong số 12 đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ, có tổng kim ngạch thương mại song phương với Ấn Độ là 179,27 tỷ USD.
Cũng theo nguồn tin, Chính phủ Ấn Độ đang nghiên cứu tận dụng những vùng đất chưa khai thác trong các đặc khu kinh tế nơi đã có sẵn cơ sở hạ tầng khang trang.
Nhà chức trách dự kiến hoàn tất kế hoạch chi tiết về thu hút đầu tư nước ngoài vào cuối tháng này.
Ở động thái liên quan mới nhất, Nhật Bản sẽ triển khai chương trình hỗ trợ trị giá 23,5 tỷ yen (221 triệu USD) để khuyến khích các nhà sản xuất của nước này chuyển cơ sở xuống Đông Nam Á.
Sáng kiến này được triển khai sau khi nhiều hãng ô-tô và các hãng sản xuất khác gặp tình trạng thiếu linh kiện để hoàn thiện sản phẩm sau khi đại dịch Covid-19 khiến các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc bị gián đoạn.
Cụ thể, chương trình này sẽ giúp các công ty đa dạng hoá các chuỗi cung ứng bằng cách hỗ trợ họ về tài chính để xây dựng cơ sở sản xuất mới cũng như tiến hành nghiên cứu khả thi ở các nước ASEAN.
Để tránh nhiều rủi ro khi phải phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, như biểu tình chống Nhật Bản, lương tăng và cuộc chiến thuế quan với Mỹ, các doanh nghiệp Nhật cũng đã có kế hoạch chuyển cơ sở sản xuất xuống Đông Nam Á theo chiến lượng “Trung Quốc + 1”.
Hãng tin Reuters mới đây dẫn lời một vài quan chức thuộc chính quyền Mỹ cho biết Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao cũng như các cơ quan khác của Mỹ cũng đang tìm các biện pháp để thúc đẩy các công ty loại bỏ cả nguồn cung và sản xuất khỏi Trung Quốc. Trong đó, những ưu đãi về thuế và các khoản trợ cấp đang được cân nhắc.
Xem thêm >> Ông Trump quyết tâm mở cửa kinh tế dù thừa nhận sẽ có thêm ca tử vong
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.