'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nhiều doanh nghiệp cho biết trong giai đoạn đầu, khi mọi người chưa có thói quen sử dụng dịch vụ giao đồ ăn, các đơn vị ứng dụng công nghệ có xu hướng trợ giá toàn bộ các khoản phí dịch vụ như một hình thức marketing, khuyến khích khách hàng trải nghiệm thử dịch vụ mới.
Tuy nhiên, hết thời gian trải nghiệm, các đơn vị phải áp dụng các chính sách phí để duy trì hoạt động.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, Loship cùng với Tiki và Sendo là những doanh nghiệp nội trên thị trường giao đồ ăn và sàn thương mại điện tử tại Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với những doanh nghiệp nước ngoài có nguồn vốn rất mạnh như Grab, Gojek, Shopee, Lazada, Tiktok Shop... Trong khi các doanh nghiệp ngoại "ăn dày" để gia tăng doanh thu, các doanh nghiệp nội lại đang chật vật để duy trì hoạt động.
Ông Nguyễn Hoàng Trung, CEO Công ty CP Lozi Việt Nam - chủ sở hữu ứng dụng Loship, cho biết đến nay vẫn chưa có lời từ các đơn hàng giao đồ ăn.
"Vì giá trị đơn trung bình khá thấp, chưa tính đến các chi phí vận hành. Trong khi để duy trì mô hình kinh doanh giao đồ ăn, có rất nhiều khoản chi phí vận hành lớn như chi phí nhân sự, văn phòng, máy chủ hệ thống, bản đồ, tin nhắn SMS, thuế...", ông Trung nói.
Cũng theo ông Trung, Việt Nam là một thị trường nhạy cảm về giá nên các đơn vị trong ngành phải cố gắng cân đối thu chi để có nhiều nguồn lực hơn cho các hoạt động trợ giá, giảm thu phí đến tối thiểu. Trong khi đó, tại các nước có dịch vụ giao đồ ăn đã phổ biến như Singapore, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu..., người dùng vừa trả phí giao hàng, vừa trả phí duy trì tài khoản định kỳ mỗi tháng.
Thực tế cho thấy các đơn vị ở Việt Nam gần như liên tục trợ giá giao hàng về mức thấp nhất, thậm chí miễn phí giao hàng, bên cạnh các mã giảm giá khác...
"Với nguồn lực hiện tại của một doanh nghiệp Việt Nam, lại phải cạnh tranh trong thị trường khắc nghiệt như giao đồ ăn, chúng tôi sẽ cần nhiều thời gian hơn để tạo ra quy mô giá trị như một đơn vị nước ngoài có hàng ngàn nhân lực và dư dả năng lực tài chính", ông Trung chia sẻ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về giải pháp giúp đảm bảo quyền lợi của cả ba bên (app, người bán hàng và người dùng cuối), bà Nguyễn Yến Chi, chánh văn phòng Công ty CP công nghệ Sendo, cho biết Sendo đang áp dụng mức thu phí thấp so với mặt bằng trong ngành như là cách hỗ trợ các nhà bán trên sàn trong thời điểm hiện tại.
"Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tự tìm kiếm những cách thức kinh doanh mới để bổ sung vào doanh thu thông qua việc trực tiếp kinh doanh mảng bách hóa và thực phẩm dưới thương hiệu tại một số thị trường thử nghiệm, bước đầu đang mang lại những tín hiệu tích cực", bà Chi cho biết.
"Đối với ngành giao đồ ăn còn khá non trẻ tại Việt Nam, cần thêm thời gian để các đơn vị hoạt động trong ngành và các bộ ban ngành hoàn thiện hơn mô hình tiêu chuẩn, và khách hàng dần hình thành thói quen chi trả.
Mọi việc đều cần thời gian, khách hàng cần thời gian để thay đổi, thị trường cần thời gian để dịch chuyển, không phải là bài toán giải trong một sớm một chiều", ông Trung cho biết thêm.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, các ứng dụng giao hàng, vận chuyển, gọi đồ ăn hay sàn thương mại điện tử... đều là mô hình nền tảng (platform) hoặc chợ (marketplace), kết nối giữa người bán - người mua hoặc nhà cung cấp - người sử dụng. Các mô hình này muốn tăng trưởng cần phải thu hút cả hai đối tượng trên không chỉ bằng các công nghệ ưu việt hơn mà còn phải trợ giá bán hoặc tăng chi phí tiếp thị để có lượng người dùng lớn.
Các công ty này đều phải gọi vốn đầu tư rất sớm để tăng trưởng nhanh, nhằm mục tiêu thay đổi mô hình kinh doanh cũ để gia tăng thị phần hoặc tạo ra nhu cầu mới đối với phân khúc hoặc thị trường nhắm tới. Các mô hình này thường lựa chọn phát triển một vài ứng dụng hữu ích, sau đó mở rộng thành các siêu ứng dụng nhằm tận dụng lượng người dùng có sẵn để khai thác thêm doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Viết Quân, nhà sáng lập kiêm chủ tịch Công ty chuyển đổi số Tanca.io, cho biết khi điều kiện kinh tế tăng trưởng tại các quốc gia, người dân tiêu dùng nhiều hơn cùng dòng vốn mạo hiểm dồi dào hơn, các mô hình trên phát triển mạnh mẽ để nhanh chóng chiếm thị phần và tạo thói quen cho người dùng. Thời điểm này chi phí để có một khách hàng thường rẻ nhất.
Do vậy, các chỉ số tăng trưởng người dùng trở thành chỉ số chính để cạnh tranh bên cạnh các chỉ số về tổng giá trị giao dịch. Các đơn vị gia nhập thị trường sau có chi phí thu hút người dùng cao hơn, vì thường đưa ra các chương trình khuyến mãi như hỗ trợ giá cho người bán và tích cực quảng cáo đến người mua. Nhiều người dùng cũng hình thành thói quen chờ giá khuyến mãi tốt mới mua sắm, khiến chi phí bán hàng cao hơn và lợi nhuận giảm đi.
Tuy nhiên, khi thị trường càng ngày càng suy thoái, tất cả các bên tham gia mô hình này chắc chắn phải điều chỉnh chiến lược và chính sách của mình. Các công ty công nghệ không còn quá nhiều tiền để tiếp tục "đốt", buộc phải rút lui, tái cấu trúc hoặc duy trì các sản phẩm dịch vụ có khả năng nhanh chóng tiến tới các điểm hòa vốn.
Trong thực tế, theo ông Quân, sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu khiến hầu hết các quỹ đầu tư cắt giảm đầu tư, đặc biệt vào các mô hình "đốt tiền" để tạo ra tăng trưởng. Trong đó, riêng thị trường Việt Nam, vốn của quỹ đầu tư mạo hiểm ngoại đã giảm 82% so với năm 2022. Đây là bài toán cực kỳ nan giải đối với các chợ điện tử, ứng dụng giao hàng, đặt xe...
"Và để có thể tồn tại, các doanh nghiệp công nghệ này buộc phải sa thải lượng lớn nhân sự, giảm các khuyến mãi, tăng hoa hồng đánh vào nhà cung cấp hay thu cả phí đối với người sử dụng ứng dụng. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình sử dụng tiền rẻ để tăng trưởng nóng và tạo ra thói quen mua sắm trực tuyến dựa vào khuyến mãi", ông Quân nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.