Báo cáo kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân

Hoàng Sơn - 02/05/2019 11:27 (GMT+7)

(VNF) - Sau gần 02 năm thực hiện, Nghị quyết 10 bước đầu đã phát huy tác dụng thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh hơn và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế.

VNF
Kinh tế tư nhân bước đầu khẳng định vai trò quan trọng của nền kinh tế. (Ảnh minh họa)

Kể từ ngày ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW đến nay, Quốc hội đã ban hành và chỉ đạo triển khai một số luật quan trọng và ưu tiên xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh những dự án luật nhằm thể chế hóa Nghị quyết 10.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành các nghị định quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, cụ thể hóa các quy định, chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ hỗ trợ kinh tế tư nhân tiếp cận, khai thác các cơ hội trong hội nhập quốc tế, tích cực đàm phán, ký kết, triển khai các FTA thế hệ mới, mở rộng thị trường, đẩy mạnh đầu tư và thương mại quốc tế.

Với việc triển khai nhiều chính sách, giải pháp, môi trường kinh doanh của Việt Nam trong 2 năm qua cũng đã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể, Việt Nam vươn lên vị trí 69/190 quốc giá trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2019, tăng 21 bậc so với năm 2016.

Kinh tế tư nhân bước đầu khẳng định vai trò quan trọng của nền kinh tế

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động tăng lên. Điểm tích cực trong hai năm qua là tinh thần khởi nghiệp lan tỏa rộng rãi.

Xu hướng phát triển các mô hình kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo diễn ra sôi động; hiện có hơn 3000 công ty khởi nghiệp sáng tạo (startup) đang hoạt động, trong đó có nhiều doanh nghiệp thành công.

Cùng với đó, kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhất là về tăng trưởng, đầu tư, thương mại, tạo việc làm, đóng góp vào ngân sách Nhà nước.

Theo báo cáo, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp trên 40% GDP của nền kinh tế và có dấu hiệu tăng lên nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đến năm 2018, ước tính kinh tế tư nhân đóng góp 42,1% GDP của nền kinh tế và có dấu hiệu tăng lên.

Tuy nhiên, sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết, vẫn còn một số vấn đề đáng quan tâm cần tập trung xử lý trong thời gian tới.

Đó là việc môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn chưa thực sự thuận lợi, chưa được cải thiện vững chắc, thậm chí có dấu hiệu chững lãi; còn nhiều rào cản đối với phát triển kinh tế tư nhân chưa được tháo gỡ.

Bên cạnh việc số lượng doanh nghiệp thành lập mới nhiều nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp không có khả năng tồn tại, đứng vững cạnh tranh và hoặc hoạt động kém hiệu quả.

Quý độc giả quan tâm có thể xem toàn văn Báo cáo kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân tại đây.

Cùng chuyên mục
Tin khác