Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sáng 30/12, trong tiết giá rét bao trùm miền Bắc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đi chuyến bay thương mại đầu tiên (mang số hiệu VN9716, trên máy bay Airbus A321Neo của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines) xuống Vân Đồn, dự lễ khai trương 3 công trình quan trọng của tỉnh Quảng Ninh: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long và thông tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn.
Trong đó, điểm nhấn là khánh thành cảng hàng không Vân Đồn, được nhận định mang ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu một giai đoạn mới trong việc huy động vốn tư nhân đầu tư vào hạ tầng giao thông. Kể từ năm 1975 đến nay, nếu không kể sân bay Phú Quốc được hoàn thành năm 2012 thay thế một sân bay cũ (xây từ thời Pháp), đây là sân bay đầu tiên được xây mới hoàn toàn và do tư nhân bỏ tiền đầu tư xây dựng, hoàn thành trong thời gian “thần tốc” chỉ hơn hai năm thi công xây dựng.
Được khởi công từ năm 2015 tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), sân bay có diện tích 325 ha, công suất 2,5 triệu khách mỗi năm, với tổng mức đầu tư 7.463 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh là 734 tỷ. Đây là cảng hàng không đạt cấp 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp II - có thể đón các máy bay lớn nhất hiện nay như Boeing 787, 777 và Airbus A350, A320.
“Các cơ quan Nhà nước phải suy nghĩ vấn đề này, chưa đầy 20.000 tỷ đồng mà được 3 công trình quan trọng trong thời gian ngắn”, Thủ tướng phát biểu tại sự kiện và đánh giá cao vai trò của giới doanh nghiệp tư nhân, cụ thể ở đây là chủ đầu tư - Tập đoàn Sun Group trong việc hiện thực hóa những nỗ lực nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương. Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 10 của Trung ương về đưa kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Để làm được điều đó, Chính phủ đang nỗ lực xoá bỏ rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, đúng hướng để phát triển đất nước.
Tròn nửa tháng trước thời khắc khánh thành sân bay Vân Đồn, các tuyển thủ bóng đá nam nước ta vừa giương cao chiếc Cúp vô địch bóng đá nam Đông Nam Á (AFF Cup 2018) trên sân Mỹ Đình.
Trong khi ngất ngây với niềm vui chiến thắng, người hâm mộ không quên hai người đàn ông đang đã âm thầm đóng góp nhiều công sức cho bóng đá nước nhà. Đó là ông Đoàn Nguyên Đức (Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) và ông Đỗ Quang Hiển (Chủ tịch Ngân hàng SHB).
Đối với mọi người, họ là ông bầu, nhưng đối với các ngôi sao đã toả sáng để mang vinh quang về cho Tổ quốc, như Công Phượng, Văn Toàn, Quang Hải, Duy Mạnh, Đình Trọng… họ được coi như những ông bố thứ hai.
Không chỉ dày công tuyển chọn, đào tạo nên lứa cầu thủ vừa đăng quang, bầu Đức còn là người góp công mời HLV Park Hang Seo đến làm việc với bóng đá Việt Nam và lặng lẽ chi tiền tỷ trả lương cho ông thầy người Hàn bấy lâu nay.
Ngay sau đêm chung kết, ông Park đã có mặt tại Quảng Nam để hội ngộ cùng người bạn quý. Còn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong buổi gặp mặt, tuyên dương đội tuyển Việt Nam chiều 21/12 khi không thấy ông bầu Phố Núi đã hỏi: “Hôm nay có đông đủ mọi người, mà sao lại không có bầu Đức?”
Thu hút sự quan tâm của công chúng không kém, đó là sự kiện ra mắt xe ô tô VinFast. Tìm trên Google từ khoá “ra mắt xe ô tô vinfast”, chỉ trong 0,24 giây đã có hơn 11 triệu kết quả.
Chiều 02/10 (giờ Việt Nam), tại triển lãm ô tô thế giới Paris Motor Show 2018, hai mẫu xe đầu tiên của VinFast chính thức xuất hiện. Siêu sao sân cỏ David Beckham đã thốt lên rằng: “Rất tuyệt vời, quá đẹp. Tạo ra một sản phẩm trong thời gian ngắn như thế, thực sự là khó thể tin được. VinFast là một sự thần kỳ đến từ Việt Nam”.
Phát biểu tại lễ ra mắt xe kết hợp lễ phát động phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chúng ta hiểu sâu sắc rằng xây dựng được những thương hiệu mạnh chính là phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc và xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam. Tôi mong các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam sẽ tiếp nối VinFast thể hiện khát vọng chiếm lĩnh thị trường trong nước, vươn tầm quốc tế để tiếp nối ra đời nhiều niềm tự hào Việt Nam”.
GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, VinFast và VinSmart không chỉ tạo ra cách nhìn tích cực đối với doanh nghiệp Việt Nam, mà còn khai phá con đường mới trong hợp tác và đầu tư với nước ngoài bằng phương thức chuyển giao công nghệ, thiết kế kiểu dáng, mẫu mã, sản xuất sản phẩm nhưng nhà đầu tư nước ngoài không góp vốn. “Hy vọng rằng, nhiều tập đoàn kinh tế Việt Nam sẽ tiếp bước trên con đường mà Vingroup đã khai phá để rút ngắn thời gian công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại” – GS Mại bày tỏ.
Trên đây chỉ là 3 câu chuyện điển hình. Năm 2018 khu vực kinh tế tư nhân còn kiến thiết nên rất nhiều những câu chuyện truyền cảm hứng khác, như lần đầu tiên một nữ doanh nhân Việt Nam được ForbesBooks lựa chọn xuất bản sách tại Mỹ (cuốn Vượt lên người khổng lồ của Trần Uyên Phương), Tập đoàn TH của bà Thái Hương khánh thành trang trại bò sữa đầu tiên tại Nga…
Trong Thông điệp đầu năm 2019 vừa công bố, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định chủ trương thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và phát triển doanh nghiệp đã mang lại kết quả tích cực với trên 131 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và trên 34 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại. “Chúng ta tự hào có nhiều tập đoàn tư nhân đang phát triển lớn mạnh và nhiều công trình, dự án rất lớn hứa hẹn tạo ra bứt phá cho tương lai … Nhiều doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn, biến điều không thể thành có thể, vươn lên khẳng định mình, tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu” – người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Thế nhưng, theo TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng thì “có thực trạng rất lạ, rất bất thường”, đó là theo thống kê, đóng góp vào GDP của hộ gia đình đang chiếm 32%, doanh nghiệp Nhà nước đóng góp 27-28%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khoảng 20% còn khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp chưa đến 8%.
“Nền kinh tế bình thường nếu yếu thì khu vực này cũng đóng góp đến 60-70%, nếu mạnh thì đến 80-90%, còn của Việt Nam 30 năm phát triển kinh tế thị trường rực rỡ mà chỉ có 8%?”, ông Thiên đặt dấu hỏi.
“Tôi hoàn toàn nghi ngờ các số liệu này” - TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết. “Con số thực tế hoàn toàn có thể lớn hơn so với con số thống kê” - Viện trưởng CIEM nhấn mạnh.
Theo ông Cung, chúng ta phải đánh giá lại những con số thống kê, vì từ con số không đúng có thể đưa tới những nhận định sai, tạo thành rào cản đối với phát triển đất nước nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.