'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Quyết tâm phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và nhà nước đã thể hiện rất rõ ràng và mạnh mẽ. Nhận thức về vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế đã rõ ràng, nhất quán.
Nỗ lực cải cách kinh tế, phát triển kinh tế tư nhân đã được ghi nhận ở hàng chục văn bản chính sách quan trọng, như: Nghị quyết Nghị quyết 5/NQ-TƯ ngày 1/11/2016, Nghị quyết 10/NQ-TƯ ngày 3/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết 24/2016/ QH14 ngày 8/11/2016 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, một loại nghị quyết của Chính phủ: 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017, Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Nghị quyết 98-2017/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-TƯ, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,….
Một điểm khác biệt so với chương trình và mục tiêu cải cách kinh tế trước đây là các văn bản nêu trên đều xác định rất rõ ràng, cụ thể các mục tiêu, các giải pháp toàn diện với các tiêu chí mang tính định lượng, rõ ràng. Có nhiều mục tiêu cụ thể như là:
- Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam cả về số lượng, chất lượng, thực sự là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Thúc đẩy hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại để làm nòng cốt, mũi nhọn phát triển kinh tế, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, nâng cao sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài[1]. Đến năm 2020, có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả[2].
- Nghị quyết 19-2017/NQ-CP bao gồm: 56 trang, có khoảng 18 trang lời văn, còn gần 30 trang phụ lục chỉ rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cho từng bộ ngành với tổng cộng khoảng 250 nhiệm vụ cụ thể. Đặt mục tiêu đến hết năm 2017, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4[3].
- Các Nghị quyết 83/NQ-CP và Nghị quyết 98/NQ-CP yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan tiếp tục, rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản lý và thủ tục hành chính, đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nỗ lực cải cách nói trên đã được những kết quả rất đáng ghi nhận. Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018, nước ta năm nay đã tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng, từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137 quốc gia; điểm số tuyệt đối cũng tăng từ 4.3 điểm năm 2016 lên 4.4 điểm năm 2017. Đáng chú ý có mấy điểm chỉ số thành phần có sự cải thiện lớn, đó là thị trường tài chính tăng 7 bậc (từ 78/138 lên 71/137), chỉ số sẵn sàng công nghệ tăng 13 bậc (từ 92/138 lên 79/127), chỉ số sáng tạo cũng tăng 2 bậc (từ 73/138 lên 71/137).
Ngày 31/10/2017, Ngân hàng thế giới công bố xếp hạng Môi trường kinh doanh Doing Business 2018, theo đó môi trường kinh doanh của Việt Nam có sự cải thiện đáng kể, lên vị trí 68/190 nền kinh tế, tăng 14 bậc so với năm ngoái (vị trí 82). Đây là mức tăng bậc nhiều nhất trong thập niên qua. Điểm số chung tăng 2,85 điểm phần trăm. Kết quả tích cực này đạt được bởi 8/10 chỉ số tăng điểm (không có chỉ số nào giảm điểm), 6/10 chỉ số tăng bậc. Đáng ghi nhận nhất đó là các chỉ số về nộp thuế và BHXH tăng điểm và tăng hạng nhiều nhất (tương ứng tăng 14,78 điểm và 81 bậc), đạt vị trí 86/190 (năm ngoái ở vị trí 167). Tiếp cận điện năng với thứ hạng 64/190 nền kinh tế (tăng 32 bậc). Chỉ số Cấp phép xây dựng xếp hạng thứ 20/190, cải thiện 4 bậc so với năm ngoái (thứ hạng 24) – đây là chỉ số xếp hạng cao nhất của nước ta.
Sự tăng hạng của các chỉ số môi trường kinh doanh là kết quả trên thực tế của những quyết tâm của Chính phủ, nỗ lực cải cách của các Bộ, ngành có liên quan. Ví dụ, cải thiện chỉ số nộp thuế và bảo hiểm là sự cải thiện trong thủ tục nộp thuế và việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng giao dịch điện tử trong thủ tục BHXH.
Tác động tích cực của cải cách đến cộng đồng doanh nghiệp phần nào thể hiện thông qua việc cả nước trong năm 2017 có: 153.307 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số vốn đăng ký là 1.295.911 tỷ đồng và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 1.869.322 tỷ đồng; tăng 15,2% về số lượng doanh nghiệp và 45,4% về vốn đăng ký[4]. Việc bãi bỏ hàng trăm điều kiện kinh doanh đã trực tiếp giảm chi phí, thời gian và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập thị trường nhanh chóng.
Một điều đáng ghi nhận tổ chức thực hiện chương trình cải cách của Chính phủ là sự chủ động, tích cực của Bộ, ngành có liên quan – một điều mà trong nhiều năm qua luôn là một điểm yếu, điểm hạn chế, kìm hãm các cải cách kinh tế, cải cách môi trường kinh doanh. Từ Thực hiện chương trình rà soát, cải cách qui định về điều kiện kinh doanh, các Bộ cũng đã và đang tiến hành rà soát để cắt giảm các điều kiện kinh doanh bất hợp lý một cách tích cực. Một số Bộ đã đi tiên phong và làm tốt cải cách này.
Điển hình là Bộ Công thương đã công bố kết quả rà soát và cắt giảm điều kiện từ tháng 9, trong đó đã công bố kế hoạch cắt giảm là hơn 600 điều kiện kinh doanh các loại, chiếm hơn 50% tổng số điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực công thương. Ngay sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2018/NĐ-CP về cắt giảm điều kiện kinh doanh trong 9 lĩnh vực thuộc lĩnh vực công thương, cắt bỏ hàng trăm điều kiện kinh doanh và có hiệu lực ngay từ ngày ban hành Nghị định, ngày 15/1/2018.
Tiếp theo Bộ công thương, một số Bộ ngành khác đã tích cực rà soát và bãi bỏ điều kiện kinh doanh không cần thiết, như Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,... Cho đến nay, nhiều Nghị định về bãi bỏ, sửa đổi điều kiện kinh doanh đã được ban hành với số lượng điều kiện kinh doanh được bãi bỏ vượt chỉ tiêu của Chính phủ.[5]
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được như phân tích phần trên, thì dư địa và đòi hỏi cải cách vẫn còn lớn. Trong giai đoạn vừa qua, những giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh thời gian vừa qua tập chung vào tháo gỡ rào cản gia nhập thị trường, giảm chi phí và thời gian tuân thủ trong các thủ tục có liên quan gia nhập thị trường; ưu tiên này là đúng đắn và cần thiết trong giai đoạn đầu cải cách kinh tế. Điều này là cần thiết lúc này nhưng chưa đủ.
Nhìn trên bình diện rộng hơn, bất cập của hệ thống qui định pháp luật, bao gồm quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi gia nhập thị trường cho thấy còn nhiều hạn chế; làm gia tăng rủi ro, hạn chế sáng tạo, gia tăng chi phí và tác động bất lợi đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa bảo vệ tốt quyền tài sản; đây cũng là những vấn đề có đòi hỏi cấp bách phải được cải thiện. Ví dụ, thì theo xếp hạng của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, mức độ an toàn quyền sử hữu trí tuệ của nước ta hiện đứng ở thứ tự số 88/128 quốc gia, tức là ở mức độ kém.
Ngoài ra, khi nói đến thị trường thì không thể không nói đến yếu tố cạnh tranh. Chính sách cạnh tranh và thực thi cạnh tranh bình đẳng là điều sống còn của một nền kinh tế thị trường, động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân và nền kinh tế. Mặc dù năm vừa qua, trong báo cáo xếp hạng về năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam tăng 5 bậc từ 60/138 lên thứ 55; tuy nhiên, các chỉ số quan trọng về chống độc quyền và đảm bảo cạnh tranh chỉ số của Việt Nam rất thấp. Chống lạm dụng độc quyền đứng thứ 78/138 quốc gia, chính sách chống lạm dụng độc quyền đứng thứ 94/138.
Ngoài vấn đề chất lượng thể chế cần tiếp tục hoàn thiện, việc tổ chức thực thi chính sách và rủi ro trong thực thi chính sách là trở ngại đáng kể cho khu vực doanh nghiệp. Theo kết quả cuộc khảo sát của Jetro năm 2018 đối với doanh nghiệp Nhật bản đầu tư tại Việt nam cho thấy các rủi ro lớn nhất là: chính quyền địa phương vận dụng chính sách không rõ ràng (xếp vị trí 2), hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận dung không rõ ràng (xếp vị trí 5).
Điều tra của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017 cho thấy khó khăn trong tiếp cận thông tin (66% doanh nghiệp trả lời phải nhờ tới mối quan hệ để tiếp cận thông tin), cạnh tranh chưa bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (38% doanh nghiệp cho rằng tỉnh ưu ái tập đoàn, tổng công ty nhà nước hơn; 42% doanh nghiệp cho rằng tỉnh ưu tiên thu hút FDI hơn là phát triển doanh nghiệp tư nhân trong nước).
Như vậy, trong thời gian tới, một mặt cần tiếp tục những giải pháp mà Chính phủ đã đề ra. Mặt khác, cần tiếp tục thực hiện cải cách sâu hơn, toàn diện hơn nhằm nâng cao chất lượng của quy định về kinh doanh, tiến tới cắt giảm các quy định tạo rủi ro, gia tăng chi phí, hạn chế sáng tạo và tác động bất lợi đến doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời, hoàn thiện chính sách cạnh tranh và thực thi tốt pháp luật về bảo vệ quyền tài sản.
Thực thi đúng và đầy đủ, cả về mục tiêu và thời gian, các chương trình cải cách luôn là một thách thức, xét và về lý thuyết và thực tiễn ở nước ta. Nghị quyết 19/2018/NQ-CP đã nêu rõ: “Sau 4 năm thực hiện các Nghị quyết số 19 của Chính phủ, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nước ta liên tục được cải thiện.
Năm 2017, nhìn chung, các bộ, ngành và địa phương đã tích cực và quyết liệt hơn trong thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và đã đạt được những kết quả tích cực; năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc so với năm 2016 (từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137 nền kinh tế); môi trường kinh doanh tăng 14 bậc (từ vị trí 82 lên vị trí 68/190 nền kinh tế); đổi mới sáng tạo cải thiện 12 bậc, đạt thứ hạng 47/127 nền kinh tế. Đó là những thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đã đạt được cho đến nay.
Tuy nhiên, những cải thiện về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh vẫn chưa bền vững và chưa đạt được mục tiêu đề ra; thứ hạng của nhiều chỉ số còn thấp khá xa so với các nước trong khu vực và hầu như không có cải thiện cả về điểm số và thứ hạng trong nhiều năm qua; một số chỉ số quan trọng khác thậm chí còn tụt hạng”. Rõ ràng, việc thực thi đầy đủ và đúng các yêu cầu cải cách của Chính phủ là một thách thức không nhỏ.
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân không chỉ dựa vào cải cách môi trường kinh doanh của Chính phủ, mặc dù đóng vai trò quan trọng và sẽ không thể thành công nếu thiếu sự hợp tác và thiếu sự tích cực, đổi mới của cộng đồng doanh nghiệp. Một số nghiên cứu, đánh giá gần đây cho thấy khu vực kinh tế tư nhân có một số hạn chế nội tại mà chính họ phải nỗ lực vượt qua.
Ví dụ, quản trị doanh nghiệp yếu kém đã làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là cạnh tranh quốc tế; đã dẫn đến khủng khoảng trong doanh nghiệp, điểm hình như trong khu vực ngân hàng, cà phê, bán lẻ,…
Theo đánh giá của Thẻ điểm quản trị Asean, thì quản trị của doanh nghiệp nước ta xếp thấp nhất, tụt xa so với các nước xung quanh, bao gồm: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore.
Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2017, doanh nghiệp nước ta rất yếu ở những tiêu chí như: định hướng khách hàng (xếp hạng 113/138), khả năng hấp thụ công nghệ (xếp hạng 93/138), hạn chế số lượng và chất lượng của doanh nghiệp trong nước có khả năng là nhà cung cấp linh kiện, nguyên vật liệu (xếp hạng 116/138), trình độ marketing yếu (xếp 105/138), khả năng sáng tạo hạn chế (xếp hạng 79/138),….
Ngoài ra, cùng với tiến triển của cải cách thì áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp sẽ ngày càng cao, do rào cản pháp lý về gia nhập thị trường được gỡ bỏ, sẽ nhiều hơn doanh nghiệp mới tham gia và cạnh tranh với doanh nghiệp hiện tại.
Do đó, doanh nghiệp cần phải tự chủ động, quyết liệt nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt lưu ý là phải có chiến lược kinh doanh dài hạn, xây dựng thương hiệu, đặc biệt là nâng cao quản trị doanh nghiệp, giữ chữ tín trong kinh doanh. Đặc biệt, doanh nghiệp cần sớm xóa bỏ tư duy kinh doanh luộm thuộm, ngắn hạn; thay bằng tư duy dài hạn và chuyên nghiệp.
Tóm lại, có thể thấy rằng những quyết tâm, nỗ lực và giải pháp cải cách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh của Chính phủ và các Bộ đang cho thấy tính đúng đắn và đang đạt được kết quả tích cực. Chương trình cải cách là khá tổng thể, đầy đủ và chi tiết. Việc thực thi các nhiệm vụ cải cách theo yêu cầu của Chính phủ có những chuyển biến tốt và xuất hiện sự tích cực, tiên phong của một số Bộ, cơ quan
Vấn đề thách thức lớn nhất hiện nay vẫn là thực thi một cách đầy đủ và đúng các giải pháp cải cách cả về chỉ tiêu và thời gian. Ngoài ra, duy trì được động lực cải cách cũng là yếu tố quan trọng. Đối với cộng đồng doanh nghiệp cần nhận thức rằng cải cách mang lại sự thuận lợi nhưng đồng thời gia tăng áp lực cạnh tranh lớn hơn Do đó, bản thân doanh nghiệp cũng phải chủ động và tự nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện kỹ năng kinh doanh.
Phát triển kinh tế tư nhân cần một sự hợp tác, nỗ lực cao từ cả hai phía Chính phủ và doanh nghiệp.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.