(VNF) - Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2019 được thực hiện trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm chậm hơn so với cùng kỳ năm trước do động lực từ bên trong và bên ngoài thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế đang yếu dần.
Tư duy thúc đẩy tăng trưởng dựa vào các nguồn lực truyền thống như tăng sản lượng khai thác tài nguyên thiên nhiên và lợi thế nhân công giá rẻ đã không còn phù hợp trong bối cảnh mới khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tạo ra những thay đổi căn bản về nguồn lực công nghệ và nguồn lực số, những nguồn lực không có trần giới hạn cho phát triển kinh tế.
Vì thế, Báo cáo năm nay, với tựa đề “Trước ngưỡng cửa nền kinh tế số”, tập trung đánh giá tổng thể khả năng chuyển đổi nền kinh tế số của Việt Nam, với quan điểm cho rằng cần phải định vị được Việt Nam đang ở đâu trên lộ trình hướng tới tương lai nền kinh tế số để có những giải pháp và chiến lược tổng thể.
Về cấu trúc Báo cáo, ngoài hai chương đầu tiên nhận định tình hình kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam, ba chương tiếp theo đi sâu phân tích một số khía cạnh về kinh tế số cũng như đánh giá khả năng Việt Nam bước vào nền kinh tế số trong tương lai.
Cụ thể, Chương 3 phân tích thực trạng điều kiện cần và đủ cho tương lai nền kinh tế số Việt Nam với một số khía cạnh chính gồm cơ sở hạ tầng mạng lưới CNTT&TT và năng lượng, năng lực an ninh mạng và quản trị dữ liệu, năng lực số và kỹ năng số của lực lượng lao động, Chính phủ số và Dữ liệu mở, và cải cách thuế và quy định pháp lý.
Còn Chương 4 đánh giá thực trạng khả năng Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trước những thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Trong khi đó, Chương 5 cung cấp một cái nhìn tổng quan về tiềm năng của việc ứng dụng dữ liệu được quét trên web để thống kê giá tiêu dùng. Từ kết quả nghiên cứu đề xuất khuyến nghị mở rộng phạm vi nghiên cứu ứng dụng Dữ liệu lớn trong thống kê kinh tế nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Cuối cùng, Chương 6 đưa ra hai kịch bản dự báo viễn cảnh kinh tế Việt Nam cho năm 2019, đồng thời đưa ra các khuyến nghị chính sách trong cả ngắn hạn lẫn trung và dài hạn.
Quý độc giả quan tâm có thể xem Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2019 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tại đây.
(VNF) - Bình Dương tiếp tục giữ vững “ngôi vương” thu nhập, trong khi 2 “đầu tàu” kinh tế là Hà Nội và TP. HCM lần lượt xếp thứ 2 và thứ 4 trong số những địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước.
(VNF) - Báo cáo “Khảo sát toàn cầu về Crypto và Web3” năm 2024 của Consensys cho thấy sự gia tăng mức độ quen thuộc với Web3, Crypto và Blockchain, đồng thời nêu bật những lo ngại về quyền riêng tư và lòng tin của xã hội đối với Web2.
(VNF) - Trong báo cáo thẩm tra sơ bộ chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã chỉ ra các rủi ro về thu hồi đất, tiến độ thực hiện dự án.
(VNF) - Tạp chí Đầu tư Tài chính thực hiện cải chính và xin lỗi về thông tin trong bài Xử phạt Regina Miracle International Việt Nam vì hoạt động không Giấy phép Môi trường.
(VNF) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
(VNF) - Mặc dù năm 2023 là một năm “sóng gió” đối với nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 được kỳ vọng sẽ có thêm những tích cực, tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong trung dài hạn.
(VNF) - Báo cáo Chỉ số PCI và PGI 2023 là ấn phẩm thường niên do VCCI thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và các đối tác tư nhân nhằm thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và thân thiện với môi trường.
(VNF) - Đầu tư tài chính được xem như một phương pháp hiệu quả để xây dựng sự giàu có. Nhưng còn nhiều nhà đầu tư mới chưa thực sự hiểu đúng về quá trình này.
(VNF) - Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/03/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
(VNF) - Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương tăng trưởng nhanh hơn phần còn lại của thế giới nhưng chậm hơn so với trước đại dịch. Trong khi thương mại toàn cầu phục hồi và điều kiện tài chính nới lỏng sẽ hỗ trợ các nền kinh tế trong khu vực, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và chính sách không chắc chắn sẽ kìm hãm tăng trưởng.
(VNF) - Theo Knight Frank, 2023 là một năm đầy thách thức đối với kinh tế toàn cầu, song, may mắn các nền kinh tế lớn nhất thế giới đều đã thoát khỏi suy thoái. Năm 2024, thị trường được dự báo sẽ đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, các nhà đầu tư cần tập trung để không bỏ lỡ những cơ hội “vàng” trước mắt.
(VNF) - Ngân hàng Nhà nước vừa có báo cáo về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát.
(VNF) - Theo Ngân hàng Nhà nước, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức hoạt động của tổ chức tín dụng, xử lý những vướng mắc, bất cập của Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành.
(VNF) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sự phục hồi của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam những tháng cuối năm đã khiến dòng vốn này trong cả năm 2023 tăng mạnh và triển vọng 2024 là rất khả quan.
(VNF) - Theo ThS Nguyễn Nhật Minh – Viện NCKH Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, kinh tế thế giới năm 2024 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức như xung đột leo thang, thương mại toàn cầu yếu, lãi suất cao và các thảm họa khí hậu gia tăng.
Năm 2023, thu ngân sách nhà nước gần 1,7 triệu tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2013. Nhiều địa phương có khoản thu tăng mạnh so với trước đây, góp mặt trong top 10 địa phương thu ngân sách nhiều nhất.
(VNF) - Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 30 năm hình thành và phát triển hệ thống các khu công nghiệp ở Việt Nam đã bao phủ 61/63 tỉnh thành (trừ 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu chưa có khu công nghiệp được thành lập).
(VNF) - Bình Dương tiếp tục giữ vững “ngôi vương” thu nhập, trong khi 2 “đầu tàu” kinh tế là Hà Nội và TP. HCM lần lượt xếp thứ 2 và thứ 4 trong số những địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước.
(VNF) - Dự án Khu đô thị xanh Dragon City-Park đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng chuyển nhượng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khiến khách hàng của dự án nhiều năm qua gặp khó khăn.