Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tính đến ngày 20/5/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 16,74 tỷ USD, tăng 69,1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 5 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư tăng ở cả 3 hợp phần.
Cụ thể, cả nước có 1.363 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 6,46 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2018. Có 505 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,63 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2018. Có 3.160 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 7,65 tỷ USD, gấp 2,8 lần so với cùng kỳ và chiếm 45,7% tổng vốn đăng ký. Không tính lượt góp vốn 3,85 tỷ USD của nhà đầu tư Hồng Kông thì tổng giá trị vốn góp vẫn tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo đó, FDI 5 tháng đầu năm 2019 đã đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ trong vòng 4 năm trở lại đây. Giải ngân vốn FDI ước đạt 7,3 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh đó, xuất khẩu khu vực FDI, kể cả dầu thô đạt 70,4 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 69,9% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 69,5 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 69% kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu khu vực FDI đạt 52,85 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 56,9% kim ngạch nhập khẩu.
Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2019, khu vực FDI xuất siêu 12,73 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 11,85 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13,28 tỷ USD, xuất siêu của khu vực FDI không bù đắp được nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước, do đó cả nước nhập siêu 548 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2019.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 12 tỷ USD, chiếm 71,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,138 tỷ USD, chiếm 8,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 864 triệu USD, chiếm 5,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo đối tác đầu tư, đã có 88 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,08 tỷ USD, chiếm 30,4% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,62 tỷ USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư. Xinh-ga-po đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,09 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư.
Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 55 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký hơn 4,79 tỷ USD, chiếm 28,6% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 2,78 tỷ USD, chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký hơn 1,25 tỷ USD chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư.
Quý độc giải quan tâm có thể xem Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 5 tháng đầu năm 2019 tại đây.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.