Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cụ thể, theo thông báo, Huawei cho biết công ty đã mua 500 mẫu đất (khoảng 200 ha) tại Cambridge vào năm 2018 và vào ngày 25/6, hội đồng địa phương đã phê duyệt việc thực hiện giai đoạn đầu tiên của dự án.
Trong giai đoạn đầu, tập đoàn viễn thông Trung Quốc sẽ xây dựng một trung tâm nghiên cứu và sản xuất hiện đại để thực hiện hoạt động nghiên cứu, phát triển và sản xuất các thiết bị quang điện tử.
"Huawei sẽ đầu tư 1 tỷ bảng Anh trong giai đoạn đầu tiên của dự án, bao gồm việc xây dựng các công trình với tổng diện tích 50.000 m2 và tạo ra khoảng 400 việc làm", trích thông cáo của công ty.
Huawei nhấn mạnh rằng các khoản đầu tư này sẽ là một động lực quan trọng cho sự phát triển của công nghệ cao trong khu vực, giúp Cambridge củng cố vị thế của mình như một trung tâm đổi mới toàn cầu.
Sau khi bắt đầu đi vào hoạt động đầy đủ, tổ hợp này sẽ trở thành trụ sở quốc tế của Huawei trong lĩnh vực quang điện tử.
Trước đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gay gắt chỉ trích việc Anh lên kế hoạch cho phép hãng viễn thông Huawei xây dựng một cơ sở ở Cambridge, theo The Times.
“Họ đứng sau các nhân sự và công nghệ. Họ muốn hợp tác với các nhà nghiên cứu và các tài năng từ một trong những trường đại học uy tín nhất. Họ muốn có được công nghệ và sở hữu trí tuệ để quay trở lại Trung Quốc”, The Times dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng được cho “thực sự nổi giận” về kế hoạch cho phép Huawei xây cơ sở trên.
Theo The Times, một số nhân vật trong chính quyền Mỹ quan ngại rằng cơ sở trên sẽ tập trung vào các nghiên cứu liên quan tới các con chip và có thể làm ảnh hưởng tới các lệnh trừng phạt của Washington nhằm vào việc cấm bán công nghệ chip của Mỹ cho Huawei.
Hãng tin Reuters mới đây dẫn một tài liệu đáng tin cậy cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ cáo buộc quân đội Trung Quốc “sở hữu hoặc quản lý” loạt tập đoàn công nghệ lớn của nước này như Huawei, Hikvision, China Telecom...
Việc chỉ định của Lầu Năm Góc không kích hoạt lệnh trừng phạt nhưng đạo luật trên quy định Tổng thống có thể áp các lệnh trừng phạt, trong đó bao gồm việc phong tỏa tất cả tài sản của các bên được liệt kê trong danh sách này.
Trước đó, hồi tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa Huawei và các công ty liên kết với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen vì các công ty này bị nghi ngờ có khả năng gây hại tới an ninh quốc gia Mỹ. Do đó, các công ty Mỹ đã bị cấm cung cấp cho Huawei các sản phẩm và phần mềm nếu không có giấy phép đặc biệt từ Bộ Thương mại.
Tới tháng 5/2020, Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục sửa một luật xuất khẩu nhằm ngăn Huawei có được các chất bán dẫn là "sản phẩm trực tiếp của công nghệ và phần mềm Mỹ".
Theo quy định mới, các nhà sản xuất chip phải xin giấy phép của chính quyền Mỹ trước khi cung cấp cho Huawei. Đối với Huawei, công ty Trung Quốc này cũng phải xin phép Bộ Thương mại Mỹ nếu muốn nhận hoặc sử dụng các thiết kế bán dẫn liên quan đến các công nghệ và phần mềm của Mỹ.
Xem thêm >> Trung Quốc quyết ‘tuyên chiến’ với đồng USD
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.