'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Trong đó, có các biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn như: giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…
Trong Nghị quyết, Chính phủ nhấn mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Cùng với đó là có biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn như: giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…).
Nghị quyết nêu rõ nguồn vốn tín dụng sẽ tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn.
Ưu tiên các dự án bất động sản nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, có hiệu quả, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, bất động sản phục vụ sản xuất, công nghiệp, du lịch… Ngoài ra có biện pháp phù hợp, hiệu quả giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản.
Về nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp, Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, hoạt động huy động vốn (bao gồm hoạt động phát hành trái phiếu) của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán đúng quy định pháp luật.
Chính phủ cho biết sẽ kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá. Đồng thời tạo điều kiện, không làm cản trở các doanh nghiệp (có đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh...) có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển. (Xem thêm)
UBND TP. Hà Nội mới đây đã có tờ trình gửi HĐND thành phố về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa năm 2023 trên địa bàn thành phố.
Đáng chú ý, trong danh mục dự án đăng ký thực hiện mới tại huyện Đông Anh năm 2023 có một dự án duy nhất xuất hiện là thành phố thông minh do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội - liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) - làm chủ đầu tư.
Dự án thành phố thông minh có tổng diện tích khoảng 271,5ha, năm 2023, Hà Nội sẽ thu hồi khoảng 106ha đất tại các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ, huyện Đông Anh.
Siêu dự án thành phố thông minh có tên gọi là BRG Smart City, nằm ngay chân cầu Nhật Tân, trên trục phát triển Nhật Tân - Nội Bài của thành phố Hà Nội. Dự án có vốn đầu tư lên đến 4,2 tỷ USD bao gồm tổ hợp chung cư cao cấp, căn hộ dịch vụ và shophouse thương mại. (Xem thêm)
Báo cáo thị trường bất động sản Hưng Yên của Savills Việt Nam cho biết, năm 2022, nguồn cung căn hộ tại tỉnh đạt 18.600 căn hộ từ 30 dự án. Trong đó, huyện Văn Giang chiếm tỷ trọng lớn nhất với 88%. Xét về tăng trưởng, nguồn cung căn hộ tăng 15% theo năm, cao hơn 14 điểm % so với Bắc Ninh và 11 điểm % so với Hà Nội.
Giá bán sơ cấp trung bình của căn hộ đạt 41 triệu đồng/m2, thấp hơn 14% so với Hà Nội nhưng cao hơn 110% so với Bắc Ninh.
Đối với phân khúc biệt thự liền kề, nguồn cung đến từ 23 dự án, chủ yếu tại huyện Văn Giang. Nhà liền kề chiếm tỷ trọng lớn nhất với 43%. Trong năm 2022, nguồn cung biệt thự liền kề tại Hưng Yên tăng 40% theo năm, cao hơn 31 điểm % so với tốc độ tăng trưởng của Bắc Ninh và 37 điểm % của Hà Nội.
Giá sơ cấp trung bình của biệt thự liền kề tại Hưng Yên đạt 149 triệu đồng/m2 do sự hiện diện của các dự án đại đô thị mới, thấp hơn 17% so với giá nhà tại Hà Nội và cao hơn 77% so với giá tại Bắc Ninh.
Có thể thấy, mức giá bất động sản nhà ở tại Hưng Yên hiện cạnh tranh so với các tỉnh lân cận. Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, bộ phận nghiên cứu thị trường Savills Hà Nội, nhận định giá bán tại Hưng Yên cao hơn so với Bắc Ninh là do các dự án gần Hà Nội hơn và cung cấp các sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, trong tương quan thì giá bán tại Hưng Yên hiện thấp hơn thị trường Hà Nội. (Xem thêm)
Bộ Tài chính vừa có góp ý gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM, trong đó có phản biện đề xuất đánh thuế nhà, đất thứ 2 trở lên.
Theo Bộ Tài chính, giá trị nhà ở, đất ở có sự chênh lệch rất lớn, nếu đánh thuế đối với nhà, đất ở thứ 2 thì sẽ có trường hợp nhà, đất có giá trị không lớn lại thuộc đối tượng chịu thuế và nhà, đất có giá trị lớn lại không thuộc đối tượng chịu thuế. Viêc đánh thuế đối với nhà ở, đất ở thứ 2 trở lên có thể không đảm bảo tính công bằng trong nhiều trường hợp.
"Điều này không đảm bảo công bằng xã hội, không đáp ứng được mục tiêu ban hành của chính sách thuế là nhằm điều tiết hợp lý thu nhập của một bộ phận tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng đất có giá trị lớn hoặc có nhiều nhà, đất", Bộ Tài chính cho biết. (Xem thêm)
Theo số liệu của DKRA Group, trong 2 tháng đầu năm 2023, nguồn cung của các phân khúc nghỉ dưỡng đều sụt giảm mạnh và ghi nhận mức thấp nhất từ trước tới nay. Trước tình hình khó khăn của thị trường cũng như những bất ổn kinh tế - địa chính trị, các chủ đầu tư liên tục dời thời gian triển khai bán hàng khiến nguồn cung đưa ra thị trường hạn chế.
Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm, cả nước chỉ ghi nhận 3 căn biệt thự nghỉ dưỡng mới và chỉ có một căn được giao dịch. Trong khi đó, shophouse nghỉ dưỡng có 6 căn mới tung ra thị trường, song không ghi nhận phát sinh giao dịch nào.
Đối với phân khúc condotel, cả thị trường không ghi nhận dự án mở bán mới. Thị trường gần như “đóng băng” sau những tín hiệu hồi phục tích cực giai đoạn đầu năm 2022.
Lý giải về nguồn cung sụt giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm, DKRA cho biết trước áp lực về lạm phát, lãi suất cũng như nguồn vốn tín dụng bị tắc nghẽn chưa được tháo gỡ, nhiều chủ đầu tư có tâm lý thận trọng khi đưa sản phẩm ra thị trường và liên tục dời thời gian triển khai bán hàng do chưa đạt lượng booking như kỳ vọng.
Đối với những dự án mở bán, giá bán sơ cấp không biến động nhiều so với tháng trước, tuy nhiên một số chủ đầu tư có đưa ra chính sách chiết khấu lên đến 30-40% giá bán nhằm kích cầu thị trường giữa bối cảnh khó khăn như hiện nay.
Đồng thời, những chính sách như hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc... vẫn tiếp tục được nhiều chủ đầu tư áp dụng để hỗ trợ khách hàng. Dù vậy vẫn không kéo thị trường ra khỏi trạng thái "ngủ đông" như hiện nay. (Xem thêm)
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết lần đầu tiên TP. HCM đưa ra đấu giá 3.800 căn hộ chung cư tại khu đô thị mới Thủ Thiêm là năm 2017, với mức giá khởi điểm là 8.800 tỷ đồng nhưng không đơn vị nào tham gia. Năm 2018, đấu giá lần thứ 2 với mức giá khởi điểm 9.100 tỷ đồng và lần thứ 3 vào năm 2019 với giá khởi điểm 9.900 tỷ đồng. Nhưng cả 3 lần đều không thành công.
Lý do cũng dễ hiểu, các chủ đầu tư dự án thương mại phải tính toán để chi phí đầu tư rẻ hơn và quản lý được chất lượng tòa nhà ngay từ đầu. Khách hàng cũng không thích vì dự án đã “định vị” là căn hộ tái định cư rồi, mà như vậy thì họ không thích, dù người mua có làm mới, sửa sang lại.
Theo ông Châu, đành rằng hàng ngàn căn tái định cư ra đấu giá sẽ giúp tăng thêm lượng lớn nguồn cung, song do số lượng căn hộ đưa ra một lần cho nhà đầu tư mua như vậy là quá lớn, không có nhiều doanh nghiệp đủ năng lực tài chính tham gia. Đó là chưa kể, mức giá căn hộ tái định cư được đưa ra cao so với chất lượng của công trình.
Việc đấu giá thời gian qua chưa thành công còn do doanh nghiệp không tham gia vì các khu tái định cư xuống cấp nhiều nên khi về đầu tư sửa chữa kinh phí còn nhiều hơn xây dựng mới. Ngoài ra, nếu chuyển sang nhà ở thương mại thì chủ đầu tư phải đóng thêm tiền sử dụng đất nên họ không mặn mà. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.