'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho rằng trong 10 năm qua thị trường đất động sản ghi nhận sự phát triển tốt, lượng cung lớn và tạo ra một thị trường cạnh trạnh lành mạnh, công bằng, đồng thời cung cấp dòng sản phẩm cực kỳ đa dạng cho khách hàng.
“Tuy nhiên, làm sao để phát triển đại đô thị trở thành hiện thực, làm sao để các khu đô thị giải quyết được nhu cầu của khách hàng?”, ông Phúc đặt ra vấn đề và cho rằng trong việc phát triển một dự án bất động sản, có 4 điều một doanh nghiệp cần quan tâm.
Thứ nhất là tiền, muốn đầu tư một dự án phải có vốn, tuy nhiên theo ông Phúc, vấn đề này doanh nghiệp có thể huy động từ nhiều kênh. Thứ hai, về hiệu quả đầu tư, doanh nghiệp cũng có thể chủ động tính toán.
Riêng có hai việc khó khăn trong việc đầu tư dự án là quỹ đất và thủ tục.
“Công tác đền bù, giải tỏa khu đất quy mô lớn rất khó, song điều này có thể giải quyết được nếu có quy hoạch định hướng, có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, bởi doanh nghiệp thiếu quỹ đất và không chủ động được trong công tác pháp lý”, Tổng giám đốc Phú Đông Group nói. (Xem thêm)
UBND TP. HCM đã ra công văn số 2452/UBND-ĐT về việc hủy bỏ chủ trương thu hồi đất để đầu tư dự án khu nhà ở cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ Công an (dự án nhà ở xã hội) tại quận 2 của Công ty Him Lam.
Dự án khu nhà ở cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ Công an có địa chỉ tại phường Cát Lái (quận 2, TP Hồ Chí Minh) do Công ty Cổ phần Kinh doanh Địa ốc Him Lam (Tập đoàn Him Lam) làm chủ đầu tư. Đây là dự án nhà ở xã hội, được UBND thành phố chấp thuận chủ trương thu hồi đất để đầu tư vào năm 2017.
Ngày 21/4/2020, UBND thành phố đã ra Công văn số 2452/UBND-ĐT về việc hủy bỏ chủ trương thu hồi đất để đầu tư. (Xem thêm)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có dự thảo về việc ban hành nghị định của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài, hướng dẫn Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, thay thế Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/9/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài.
Đáng chú ý, một trong những nội dung mới của dự thảo nghị định này là bổ sung điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề kinh doanh bất động sản.
Theo đó, điều kiện để đầu tư kinh doanh bất động sản ở nước ngoài là “nhà đầu tư phải là doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp”.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng để hạn chế những rủi ro lách luật trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản của cá nhân ở nước ngoài, Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định kinh doanh bất động sản là lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.
“Việc quy định điều kiện nhà đầu tư phải là pháp nhân sẽ giúp công tác quản lý nhà nước thuận lợi và chặt chẽ hơn, tránh tình trạng cá nhân đầu tư bất động sản để định cư ở nước ngoài mà không nhằm mục tiêu đầu tư, kinh doanh”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu trong dự thảo.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung quy định các trường hợp cá nhân không được đầu tư ra nước ngoài dẫn chiếu theo quy định tại khoản 2 điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Đó là các cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam (Điều 2 dự thảo nghị định). (Xem thêm)
HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC, UPCoM: VCR) phê duyệt vay vốn tại ngân hàng Sacombank với số tiền tối đa 2.500 tỷ đồng để đầu tư dự án khu đô thị du lịch Cái Giá (Cát Bà Amatina - giai đoạn 1) tại Cát Bà, TP. Hải Phòng.
Dự án Cát Bà Amatina có vị trí trải dài từ thị trấn Cát Bà tới xã Trân Châu, thuộc huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng. Với quy mô 172ha, tổng mức đầu tư 1 tỷ USD, đây là dự án được xem là trọng điểm và chiến lược của Vinaconex ITC, cũng như Tổng công ty Vinaconex (VGC - công ty mẹ của Vinaconex ITC) từ thập kỷ trước. (Xem thêm)
Sự bùng phát của Covid-19 cũng là nhân tố cộng hưởng, làm gia tăng làn sóng dịch chuyển dân cư sang phía bên kia sông Hồng, nơi được kỳ vọng sẽ mang đến môi trường sống mới sôi động, giúp cân bằng cuộc sống hiện tại.
Giữa năm 2019, Đề án Giãn dân phố cổ đã khởi động trở lại sau nhiều năm tháng tưởng chừng như “ngủ quên”.
Trước đó, năm 1998, UBND TP. Hà Nội công bố Đề án Giãn dân phố cổ. Mục tiêu của Đề án là giảm cơ học mật độ dân cư trong khu phố cổ, từng bước cải thiện đời sống người dân, nhằm bảo tồn và tôn tạo phố cổ, góp phần phát huy các giá trị di sản vật thể của Thủ đô.
Ở góc độ phát triển kinh tế, việc giãn dân và tiến tới tôn tạo phố cổ sẽ góp phần gia tăng chất lượng khách du lịch tới Thành phố thông qua số lượng du khách và việc kéo dài thời gian lưu trú.
Theo Ban Quản lý phố cổ Hà Nội, mục tiêu đến năm 2020 của Đề án giãn dân phố cổ là di dời khoảng 30.000 dân ra khỏi khu vực để mật độ dân số nơi này giảm xuống mức 50.000 người/km2 so với mật độ khi lập Đề án là 84.000 người/km2.
Việc đẩy nhanh thực hiện Đề án Giãn dân phố cổ là cần thiết, bởi đã đến lúc, người dân phố cổ cần có động lực lựa chọn cuộc sống mới với chất lượng tốt, thay vì phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn từ sự xuống cấp của các công trình nhà ở.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, có thể thấy, sau gần 20 năm triển khai thực hiện Đề án Giãn dân phố cổ, đến nay vẫn hiện hữu những khu phố cổ với mật độ dân số lớn, những ngôi nhà nhỏ hẹp, chen chúc trong các con phố sâu. Tình trạng nhà hư hỏng, tường bong tróc, lộ cả lõi thép bên trong là khá phổ biến. Việc cơi nới không gian sống để đáp ứng nhu cầu ở tiếp tục đe dọa chất lượng công trình.(Xem thêm)
Theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Đính, sản phẩm bất động sản tại các khu đô thị ngày càng khan hiếm khi quỹ đất có hạn. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của Covid-19 tình trạng sản phẩm căn hộ bán ra không nhiều và giá đi ngang (ví dụ như Hà Nội), đã không còn hấp dẫn nhà đầu tư.
"Sản phẩm nhà ở chung cư, tại Hà Nội nếu đầu tư sinh lời là "móm" bởi giá chung cư đã đạt đến đỉnh. Hiện nay, chủ yếu người mua có nhu cầu ở thực để. Còn nếu đầu tư, hàng hiếm, giá cao, nếu mua để lướt sóng thì không thể có lãi", ông Đính nói.
Ông Đính cho biết thêm, tại TP.HCM trong 2 năm trở lại đây rất ít dự án mới, nhưng giá đang có sự tăng khá mạnh, bình quân giá tăng 5 - 7%, thậm chí có khu vực trên 10%. "Về bản chất, nhà đầu tư sẽ rót vốn vào thị trường có khả năng sinh lời tốt, giá còn ở ngưỡng thấp, có như vậy họ mới lao vào để đầu tư. Tuy nhiên, với mức giá căn hộ tại TP.HCM như trên, tôi cho rằng đó là giá ảo và thị trường "bong bóng", ông nói. (Xem thêm)
UBND TP. Hà Nội đã kiến nghị Chính phủ cho chủ đầu tư 6 dự án bất động sản quy mô từ vài trăm triệu USD đến hàng tỷ USD được điều chỉnh, chuyển nhượng một phần dự án.
Trong 6 dự án bất động sản này, có dự án khu đô thị thành phố thông minh ở Đông Anh, Hà Nội do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển TP thông minh Bắc Hà Nội (doanh nghiệp được thành lập từ vốn góp của Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo, Nhật Bản) làm chủ đầu tư.
Siêu dự án này được giới thiệu là khu đô thị hiện đại nhất Đông Nam Á, quy mô đầu tư xây dựng 272ha với tổng vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD.
Với dự án này, hiện nay Thành phố Hà Nội đang xem xét điều chỉnh quy hoạch chung và quy hoạch phân khu tại khu vực dự án.
Ngoài ra, UBND TP. Hà Nội cũng đã kiến nghị Thủ tướng cho phép điều chỉnh dự án khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây do Công ty TNHH phát triển THT làm chủ đầu tư.
Dự án này được cấp phép từ năm 2008, vốn đầu tư hơn 314 triệu USD, diện tích sử dụng đất khoảng 207 ha. Chủ đầu tư muốn chuyển nhượng 3 dự án thành phần tại dự án này.
Còn đối với các dự án do Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam làm chủ đầu tư, trong đó dự án công viên Yên Sở được chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh trên cơ sở tách dự án và dự án khu đô thị C2- công viên Yên Sở được đề nghị điều chỉnh theo quy hoạch điều chỉnh và chuyển nhượng 1 dự án thành phần.
Trong khi đó, Công ty TNHH phát triển khu đô thị Nam Thăng Long đề nghị được chuyển nhượng 3 dự án thành phần trong khu đô thị Nam Thăng Long.
Còn Công ty TNHH Lotte Properties Hà Nội đề nghị điều chỉnh quy mô, thời gian hoạt động của dự án Lotte Mall Hà Nội là 50 năm kể từ ngày được bàn giao đất, giữ nguyên điều khoản chuyển giao không bồi hoàn.
UBND TP. Hà Nội cũng cho biết Tập đoàn Blemheim cũng đề nghị được điều chỉnh tiến độ dự án thành phố công nghệ xanh do chưa giải phóng xong mặt bằng.
Văn phòng Chính phủ có văn bản cho biết các hộ gia đình hiện đang ở khu nhà ngõ 15 phố Sơn Tây, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội có đơn gửi Thủ tướng phản ảnh, kiến nghị một số nội dung liên quan đến việc UBND quận Ba Đình cấp giấy phép xây dựng nhà số 15 phố Sơn Tây.
Về nội dung này Thủ tướng yêu cầu UBND TP. Hà Nội kiểm tra, giải quyết phản ảnh, kiến nghị của các hộ dân theo đúng quy định của pháp luật, trả lời cho các hộ gia đình và báo cáo Thủ tướng kết quả giải quyết.
Theo giấy phép xây dựng ban đầu, công trình nhà ở này được cấp phép xây 5 tầng nổi và 1 tầng hầm. Nhưng 3 tháng sau, công trình được UBND quận Ba Đình điều chỉnh giấy phép xây dựng và bổ sung thêm 3 tầng hầm nữa, nâng tổng số tầng hầm lên con số 4, với chiều cao mỗi tầng là 3,3m. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.