Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bị phương Tây cô lập đã buộc Nga phải khẩn trương tìm kiếm các đối tác thay thế trong nhiều lĩnh vực, và chỉ một năm sau, các nước Trung Đông chỉ đứng sau Trung Quốc về tầm quan trọng của họ đối với Moscow.
Kim ngạch thương mại giữa Nga với các nước Trung Đông đang bùng nổ, các hành lang giao thông mới cũng đang được gấp rút xây dựng.
Nhiều dự án quy mô lớn của Nga ở Trung Đông đã được triển khai hoặc sẽ triển khai trong thời gian tới. Chúng bao gồm hành lang vận tải Bắc-Nam xuyên qua Azerbaijan và Iran đến Ấn Độ Dương và một trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga hiện đang có mối qua hệ thân thiết với nhiều quốc gia Trung Đông. Bước nhảy vọt lớn nhất đã được thể hiện trong quan hệ thương mại và kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ. Kim ngạch thương mại giữa Nga và nước này đã tăng gần gấp đôi vào năm 2022 lên hơn 60 tỷ USD. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã trở thành đối tác không thể thiếu của Nga trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ du lịch hàng không đến nhập khẩu công nghệ cao.
Một nước Trung Đông khác là Iran cũng được xem là một đồng minh quân sự quan trọng của Nga trong cuộc xung đột Ukraine. Ngoài máy bay không người lái kamikaze khét tiếng, Iran còn cung cấp cho Nga áo giáp, mũ bảo hiểm, đạn pháo, tên lửa và đạn dược…
Mối quan hệ giữa Nga và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hiện cũng đang ở thời kỳ nở rộ. Kim ngạch thương mại vào năm 2022 giữa UAE và Nga tăng 68% lên 9 tỷ USD. Bên cạnh đó, UAE cũng là mắt xích quan trọng trong chuỗi nhập khẩu các mặt hàng điện tử, đặc biệt là các vi mạch quan trọng, của Nga, cũng là một trong những điểm đến chính của công dân Nga di cư hoặc du lịch nước ngoài.
Trong khi đó, Moscow và Arab Saudi thời gian gần đây cũng thường xuyên phối hợp và đi đến thống nhất ở các chiến lược xuất khẩu dầu mỏ và cách tiếp cận các cuộc xung đột ở Trung Đông.
Một yếu tố mới trong mối quan hệ của Nga với Trung Đông là sự xuất hiện của cộng đồng người Nga khổng lồ trong khu vực. Vào năm 2022, Thổ Nhĩ Kỳ và UAE nằm trong số 10 điểm đến phổ biến nhất đối với những người Nga chọn tái định cư sau khi chiến sự bùng nổ.
Không có số liệu thống kê chính xác về số người đã di cư, nhưng chỉ riêng Thổ Nhĩ Kỳ đã cấp hơn 150.000 giấy phép cư trú cho công dân Nga vào năm ngoái. Vào năm 2023, việc xin hoặc gia hạn chúng trở nên khó khăn hơn nhưng số lượng người Nga ở nước này vẫn cao hơn nhiều so với những năm trước khi chiến sự nổ ra.
UAE chứng kiến sự gia tăng đáng kể không chỉ về số lượng khách du lịch và người di cư Nga trong giai đoạn 2022–2023 mà còn về số lượng công ty do người Nga đăng ký.
Một điểm đến quan trọng khác là Israel, nơi có hơn 60.000 người Nga tới đây sinh sống từ đầu năm 2022 đến giữa năm 2023. Tổng cộng, cuộc chiến ở Ukraine đã khiến hàng trăm nghìn người Nga chuyển đến sống ở Trung Đông.
Sự gia tăng các mối quan hệ ở nhiều cấp độ khác nhau, cộng đồng người Nga đông đảo và vai trò ngày càng tăng của khu vực đối với Nga đều có nghĩa là văn hóa Trung Đông chắc chắn sẽ thâm nhập vào Nga hơn bao giờ hết, kể cả trong kinh doanh và tài chính.
Một thử nghiệm ngân hàng Hồi giáo kéo dài hai năm đã được tiến hành ở Nga vào ngày 1/9. Thành phần kinh tế của dự án còn chưa rõ ràng, nhưng ý nghĩa biểu tượng là không thể phủ nhận. Các quan chức Nga hiện cũng đang ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với Trung Đông, có nghĩa là ảnh hưởng cũng sẽ được cảm nhận rõ ràng trên khắp các tổ chức chính phủ.
Với việc doanh nghiệp và nhà nước chuyển hướng từ phương Tây sang Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Iran, các chuyên gia trẻ của Nga cũng đang hướng tới khu vực này để phát triển sự nghiệp.
Xem thêm >> Loạt bất động sản bị Séc ‘đóng băng’, Nga tìm cách đáp trả
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.