Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Nắm bắt xu thế của thời đại, sau thời gian ngắn thành lập, Công ty cổ phần Đầu tư sản xuất Bảo Trân (tỉnh Quảng Nam) đã nhanh chóng tham gia các sàn thương mại điện tử: Tiki, Lazada, Shopee để quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm của công ty gồm yến sào, yến dược liệu. Ngoài các sàn trên, công ty còn bán hàng trên trang fanpage, sàn giao dịch thương mại điện tử Quảng Nam…
Bà Phạm Thị Thanh Thảo, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Bảo Trân, cho biết việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Theo đó, công ty giảm được chi phí thuê mặt bằng, chi phí thuê nhân viên và được nhiều khách hàng biết đến không chỉ trong nước mà cả nước ngoài.
“Hiện công ty có 11 cửa hàng, nếu như trước đây mỗi cửa hàng phải cần 2 nhân viên thì nay chỉ cần một nhân viên bởi công ty đã có một nhân viên quản lý chung các sàn thương mại điện tử”, bà Thảo nói.
Theo bà Thảo, trước đây công ty có ý định mở thêm các cửa hàng nhưng nay thấy không cần nữa bởi xu hướng của người tiêu dùng là mua hàng trên sàn thương mại điện tử. Chỉ cần hàng uy tín, khách hàng sẽ tin tưởng. Đặc biệt, ứng dụng thương mại điện tử đã phát huy tốt tác dụng đối với công ty trong thời điểm xảy ra dịch Covid-19 khi nhiều người không thể ra ngoài, các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa. Doanh thu của công ty hiện nay tăng gấp đôi so với năm trước đó.
Đầu tháng 1/2024, công ty đã xuất khẩu lô hàng chính ngạch sang thị trường Đài Loan. Khách hàng biết đến Bảo Trân thông qua trang fanpage của công ty. Chia sẻ về kế hoạch sắp tới, bà Thảo cho hay công ty đang muốn tham gia sàn thương mại điện tử Alibaba để đưa sản phẩm xuất khẩu đến nhiều thị trường hơn.
Cũng tại Quảng Nam, tháng 7/2023, lô hàng đầu tiên của Hợp tác xã chế biến nông sản thực phẩm Bà Ba Hội gồm 10 tấn cá nục rim đã được xuất khẩu qua Mỹ bằng con đường chính ngạch. Chỉ sau hơn 5 tháng, liên tiếp những sản phẩm: bánh chưng, mì quảng ếch, cá bống rim cũng đã có mặt ở thị trường Hoa Kỳ.
Bà Huỳnh Thị Thu Thủy, CEO Hợp tác xã chế biến nông sản thực phẩm Bà Ba Hội, cho biết kết quả trên là sự hợp tác giữa Hợp tác xã với Công ty Cổ phần quốc tế LNS phân phối độc quyền sản phẩm vào thị trường Mỹ. Chỉ sau 7 tháng xuất khẩu hàng qua Mỹ, doanh thu của Hợp tác xã đã tăng từ 4 tỷ đồng lên 16 tỷ đồng. Trong năm nay, LNS đưa ra kế hoạch cho Bà Ba Hội với doanh thu hơn 30 tỷ đồng.
Theo bà Thủy, LNS biết đến sản phẩm của Bà Ba Hội thông qua Trang sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Nam. Hiện tại ngoài Trang sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Nam và website của Hợp tác xã, đơn vị còn tham gia một số sàn thương mại điện tử khác để tìm khách hàng.
“Khách hàng của Bà Ba Hội hiện nay chủ yếu là qua sàn thương mại điện tử, kể cả đối tác trong nước và nước ngoài. Bây giờ hình ảnh của sản phẩm trên sàn thương mại điện tử cũng rất thật, thông tin đầy đủ và có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa nên nhiều khách hàng chọn mua hàng trên sàn thương mại điện tử”, bà Thủy nói và cho biết, xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp là tìm kiếm khách hàng qua sàn và Bà Ba Hội cũng không ngoại lệ trong dòng chảy chung ấy.
Đầu năm 2022, UBND tỉnh Quảng Nam đã ra mắt sàn giao dịch thương mại điện tử. Sàn giao dịch thương mại điện tử Quảng Nam hoạt động tại tên miền https://sanpham.quangnam.gov.vn, trên ứng dụng Smart Quảng Nam, là trang chính thức thông tin về các sản phẩm của địa phương, tạo điều kiện kết nối giữa nhà cung ứng và người tiêu dùng, hỗ trợ cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có thêm kênh mua bán và giới thiệu sản phẩm, quảng bá và kinh doanh trực tuyến.
Ông Hường Văn Minh, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam, cho hay thương mại điện tử ngày càng mở rộng và hiện đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được doanh nghiệp, người dân biết đến. Sự đa dạng về mô hình hoạt động, về đối tượng tham gia, quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa thương mại điện tử trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số của quốc gia và địa phương.
Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng thông qua Internet để mua sắm tại tất cả các thị trường và trở thành “người tiêu dùng toàn cầu”, giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng hơn khi giới thiệu và giao sản phẩm của mình đến tay khách hàng. Ngoài ra, thương mại điện tử tham gia vào hệ thống xuất khẩu, nhập khẩu trực tuyến, các kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp giao lưu, cọ xát thực tế để hoàn thiện sản phẩm của mình, nâng cao năng lực doanh nghiệp và giá trị chất lượng hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam, đưa thương hiệu hàng Việt đến tay người tiêu dùng nhiều thị trường trên thế giới.
Theo ông Minh, thời gian qua, ngoài xây dựng Trang thông tin sản phẩm Quảng Nam tại tên miền https://sanpham.quangnam.gov.vn, Sở Công Thương tỉnh đã phối hợp với các sàn thương mại điện tử có chi nhánh hoạt động ở tỉnh Quảng Nam như Vỏ sò của Viettel, Postmart của bưu điện hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu để đưa sản phẩm lên quảng bá, mua bán trên sàn. Đồng thời phối hợp với Sở Thông tin truyền thông, Viettel Quảng Nam, Bưu điện Quảng Nam thực công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động kinh doanh tại các chợ, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã từng bước thay đổi thói quen thanh toán của người tiêu dùng.
Phó giám đốc Sở Công Thương cho hay trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của sàn thương mại điện tử Quảng Nam, giúp kết nối thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm/doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, xây dựng và đưa vào vận hành các hệ thống hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử; ban hành cơ chế hỗ trợ để phát triển hình thức mua bán trực tuyến, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Cùng với đó, địa phương cũng phát triển đồng bộ hệ thống thanh toán điện tử và các dịch vụ hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế, đăng ký kinh doanh qua mạng, gắn kết CNTT trong logistics.
Ngoài ra, tỉnh cũng nghiên cứu xây dựng các mô hình thương mại điện tử, tổ chức các sự kiện, giải thưởng cấp tỉnh thúc đẩy phát triển thương mại điện tử; xây dựng chương trình “Khởi nghiệp thương mại điện tử” hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh các sản phẩm, giải pháp, mô hình thương mại điện tử”.
*Theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2023, tỉnh Quảng Nam đứng vị thứ 27/63 tỉnh thành về xếp hạng chỉ số thương mại điện tử.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.