Biến rơm rạ thành 'xăng' máy bay: Việt Nam trọng điểm xanh hóa hàng không
(VNF) - Trong một thế giới đang khẩn trương tìm kiếm các giải pháp giảm phát thải và bảo vệ môi trường, công nghệ biến phụ phẩm thành nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) đang nổi lên như một hướng đi đột phá không chỉ cho ngành hàng không, mà còn mở ra một thị trường năng lượng mới cho các nước nông nghiệp như Việt Nam.
Từ đồng ruộng cất cánh lên bầu trời
Một trong những thách thức lớn nhất của ngành hàng không toàn cầu là bài toán phát thải. Trong khi các lĩnh vực khác có thể chuyển đổi sang điện hóa, ngành hàng không vẫn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhiên liệu hóa thạch. Để xanh hóa vận tải hàn không, SAF – viết tắt của Sustainable Aviation Fuel (nhiên liệu hàng không bền vững) – đang được xem là giải pháp khả thi và thực tiễn nhất hiện nay.
Dự án “Thúc đẩy sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) từ phụ phẩm nông nghiệp tại khu vực ASEAN” đánh dấu bước tiến quan trọng hướng đến một tương lai hàng không bền vững ở Đông Nam Á.

Theo báo cáo "Đánh giá Kinh tế - Kỹ thuật" công bố tháng 4/2025, SAF có thể được sản xuất từ hàng loạt phụ phẩm sinh học như rơm rạ, trấu, sắn, phụ phẩm lâm nghiệp, rác thải đô thị không thể tái chế hay khí thải từ các nhà máy công nghiệp.
Đặc biệt, Đông Nam Á – với cơ cấu nông nghiệp phong phú – được xác định là khu vực có tiềm năng sản xuất SAF lớn nhất thế giới. Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành các nước xuất khẩu ròng SAF vào năm 2040. Trong đó, Việt Nam nổi bật nhờ hệ thống logistics hiệu quả và nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào quanh năm.
Không giống các loại nhiên liệu sinh học thế hệ đầu tiên từng gây lo ngại về cạnh tranh với lương thực và phá rừng, SAF thế hệ mới tận dụng triệt để phần "bỏ đi" của nông nghiệp. Rơm rạ – vốn từng là nguồn gây ô nhiễm môi trường do bị đốt bỏ – nay trở thành vàng xanh nhờ công nghệ biến đổi hóa học và nhiệt phân tiên tiến. Theo các chuyên gia, rơm rạ sở hữu chỉ số cường độ carbon (CI) thấp nhất trong các loại nguyên liệu sinh khối hiện nay, giúp SAF từ nguồn này giảm tới 80% khí thải nhà kính.
Tầm quan trọng của phát triển SAF không chỉ dừng ở khía cạnh kỹ thuật. Thị trường nhiên liệu hàng không bền vững đang tăng trưởng chóng mặt. Theo dự báo của IATA, đến năm 2050, nhu cầu SAF toàn cầu có thể vượt 450 triệu tấn/năm. Với các quy định khắt khe về phát thải tại châu Âu và Bắc Mỹ, nguồn SAF sẽ trở thành yếu tố cạnh tranh chiến lược của ngành hàng không, kéo theo nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường có chi phí sản xuất thấp như Đông Nam Á.
Ông Satvinder Singh, Phó Tổng Thư ký Cộng đồng Kinh tế ASEAN, nhận định: “Sáng kiến này là một bước tiến quan trọng thúc đẩy cam kết của ASEAN đối với ngành hàng không bền vững. Thông qua việc tận dụng nguồn nguyên liệu và năng lực đổi mới của khu vực, chúng ta không chỉ giải quyết các thách thức môi trường mà còn tạo động lực phát triển kinh tế và nâng cao an ninh năng lượng. Dự án hoàn thành khẳng định năng lực hợp tác hiệu quả của ASEAN trong ứng phó với thách thức khí hậu, đồng thời mang lại lợi ích cho cộng đồng.”
Việt Nam trước cơ hội xanh
Việt Nam, với vai trò là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, mỗi năm thải ra hàng chục triệu tấn rơm rạ và phụ phẩm trồng trọt. Thay vì đốt bỏ gây ô nhiễm không khí, số phụ phẩm này hoàn toàn có thể trở thành nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy SAF – một bước chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang kinh tế tuần hoàn hiện đại.
Cơ hội đó không chỉ nằm ở tài nguyên. Việt Nam đang ở giai đoạn khởi động nhiều chính sách hướng tới chuyển dịch xanh, từ Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia đến các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Phát triển ngành SAF sẽ đóng vai trò như một “mảnh ghép chiến lược” kết nối giữa nông nghiệp, năng lượng tái tạo và công nghiệp hàng không.
Dự án hợp tác với Canada chỉ rõ Việt Nam không chỉ có thể tự cung cấp SAF cho ngành hàng không nội địa, mà còn đủ điều kiện trở thành trung tâm xuất khẩu SAF trong khu vực. Đặc biệt, với sự hiện diện của các hãng hàng không lớn, hệ thống cảng hàng không đang được nâng cấp, cùng năng lực chế biến sinh học đang cải thiện, Việt Nam hoàn toàn có thể hình thành một chuỗi giá trị SAF tích hợp từ nông trại đến cánh bay.
Ngoài lợi ích kinh tế, phát triển SAF mang lại giá trị xã hội đáng kể. Theo phân tích của các tổ chức tham gia dự án, ngành công nghiệp SAF có thể tạo ra hàng chục nghìn việc làm mới, đặc biệt tại các vùng nông thôn – nơi tập trung nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, SAF cũng tạo điều kiện để lao động nữ và các cộng đồng yếu thế tiếp cận cơ hội kỹ thuật cao hơn trong chuỗi cung ứng, từ khâu thu gom, xử lý đến vận hành nhà máy.

Để Việt Nam không lỡ "chuyến bay" SAF
Theo các chuyên gia, để hiện thực hóa giấc mơ SAF, Việt Nam cần vượt qua nhiều rào cản. Hiện chưa có cơ chế định giá SAF rõ ràng, cũng như các ưu đãi thuế, tín dụng xanh hay hỗ trợ vốn đầu tư quy mô công nghiệp. Việc xây dựng khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và khuyến khích đầu tư là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy ngành này.
Thứ hai là công nghệ và cơ sở hạ tầng. Sản xuất SAF đòi hỏi dây chuyền hiện đại, công nghệ chuyển hóa sinh học hoặc nhiệt phân tiên tiến, và đặc biệt là năng lực kiểm soát chỉ số phát thải theo tiêu chuẩn quốc tế. Giải pháp được đặt ra như hợp tác chuyển giao công nghệ với các đối tác giàu kinh nghiệm như Boeing, GHD hoặc các tập đoàn năng lượng sinh học châu Âu.
Thứ ba là tài chính. Các dự án SAF có chi phí đầu tư ban đầu lớn và vòng đời dài. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ từ các định chế tài chính quốc tế, quỹ khí hậu, hoặc mô hình hợp tác công tư (PPP) để giảm thiểu rủi ro và thu hút vốn tư nhân.
Cuối cùng, cần đặt phát triển SAF vào chiến lược quốc gia về năng lượng tái tạo và công nghiệp hóa nông nghiệp. Việc gắn SAF với chương trình OCOP, kinh tế tuần hoàn hoặc phát triển nông thôn mới sẽ giúp tăng độ lan tỏa chính sách và sự ủng hộ từ cộng đồng.
SAF không còn là khái niệm tương lai – nó là hiện tại cấp bách của ngành hàng không và là cơ hội chiến lược cho những quốc gia biết tận dụng lợi thế nông nghiệp theo cách mới. Việt Nam đang có đủ điều kiện để trở thành người dẫn đầu trong cuộc đua xanh này – nhưng chỉ khi chúng ta quyết định hành động.
Bà Sharmine Tan, Giám đốc bền vững của Boeing khu vực Đông Nam Á, chia sẻ: “SAF là cơ hội lớn nhất để ngành hàng không cắt giảm khí thải trong vòng 30 năm tới. Nghiên cứu này nêu bật tiềm năng to lớn về nguồn cung nguyên liệu SAF dồi dào của Đông Nam Á, khẳng định vị thế quan trọng của khu vực trong việc đáp ứng nhu cầu SAF toàn cầu mà Việt Nam nổi bật trong số đó.
Để khai thác tối đa tiềm năng này, các chính phủ và ngành hàng không cần hành động dứt khoát, thống nhất các chính sách bền vững, đầu tư cơ sở hạ tầng và mở rộng sản xuất tại địa phương nhằm xây dựng hệ sinh thái SAF vững mạnh trong khu vực. Đông Nam Á đang nắm giữ cơ hội vàng để dẫn dầu ngành hàng không bền vững, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quản lý, bảo vệ môi trường.”
Việc biến phụ phẩm thành nhiên liệu không chỉ là bước tiến kỹ thuật, mà còn là lời khẳng định rằng phát triển xanh không phải là gánh nặng, mà là đòn bẩy tăng trưởng. Trong bối cảnh thế giới hướng tới phát thải bằng 0, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành biểu tượng của một nền kinh tế nông nghiệp đổi mới – nơi những giọt mồ hôi trên đồng ruộng không chỉ nuôi sống con người, mà còn nâng cánh những chuyến bay bền vững của tương lai.
'Phá' lò than chuyển sang đốt trấu: DN Hàn Quốc chi triệu USD để giảm thải CO2

Tập đoàn Malaysia với chiến lược đầu tư xanh vào Việt Nam
(VNF) - Đại diện Tập đoàn YTL cho biết, chiến lược khi đầu tư vào Việt Nam hướng đến phát triển bền vững, tập trung vào kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải carbon và ứng dụng năng lượng tái tạo.
Phát triển kinh tế xanh: Câu chuyện từ ngân hàng Hàn Quốc
(VNF) - Biến đổi khí hậu đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, thúc đẩy nhu cầu phát triển kinh tế xanh. Chính phủ nhiều quốc gia đang tích cực thúc đẩy các hoạt động tài chính xanh, tạo nguồn lực để các doanh nghiệp “xanh hóa”. Ngay chính bản thân các tổ chức tài chính cung cấp vốn xanh cũng phải tự “xanh hóa” để đáp ứng các tiêu chuẩn mới.
Ngân hàng đón đầu làn sóng kinh tế xanh lam
(VNF) - Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế xanh đầy tiềm năng. Trong đó, kinh tế biển và tài chính xanh lam - lĩnh vực tài chính khí hậu mới nổi gắn liền với bảo vệ biển và nước hứa hẹn sẽ trở thành làn sóng xu hướng tại Việt Nam - quốc gia có đường bờ biển dài 3.260 km gắn liền với sinh kế của hàng triệu người dân.
Tương lai xe động cơ xăng trong cuộc đua xanh hoá thị trường xe máy Việt
(VNF) - Mặc dù vẫn giữ vị thế lớn, thị trường xe máy Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của xe điện. Các thương hiệu như VinFast, Yadea đang chiếm ưu thế, tạo thách thức lớn cho xe xăng trong bối cảnh xu hướng "xanh hoá" ngày càng rõ nét.
Đầu tư Khu lâm nghiệp công nghệ cao đầu tiên của Việt Nam
(VNF) - Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao này sẽ được triển khai trên diện tích 618 ha thuộc địa phận các xã: Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi Kiều, Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc và xã Đại Sơn, huyện Đô Lương (tỉnh Nghệ An); gồm 3 phân khu chức năng, hướng tới phát triển lâm nghiệp hiện đại, bền vững…
Đối mặt nguy cơ bị áp thuế carbon: Việt Nam cần hành động gì?
(VNF) - Khi số lượng các quốc gia áp dụng thuế carbon nhiều hơn và công cụ kiểm chứng carbon hoàn chỉnh hơn thì Việt Nam cần có những sự chuẩn bị để bắt kịp với xu thế toàn cầu.
LEGO: Câu chuyện bền vững của nhà máy tỷ USD tại Việt Nam
(VNF) - LEGO từng cho biết, mục tiêu đến năm 2032, sẽ sản xuất các sản phẩm LEGO từ vật liệu có thể tái tạo và tái chế – một định hướng được xem là trọng điểm trong chiến lược môi trường của doanh nghiệp.
60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển
(VNF) - Tại cuộc họp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) diễn ra trong tuần này tại London, hơn 60 quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất áp dụng thuế carbon toàn cầu đối với ngành vận tải biển. Mục tiêu của sáng kiến này là thúc đẩy cắt giảm lượng khí thải CO2, hướng tới phát triển ngành vận tải biển xanh và bền vững.
Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon
(VNF) - Sàn giao dịch carbon Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tiên phong vẫn đang đối mặt với không ít thách thức.
Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'
(VNF) - Dù chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu tất yếu của thời đại, nhưng lợi nhuận mỏng và năng lực hạn chế khiến không ít hợp tác xã vẫn loay hoay trong lối mòn “đánh đổi môi trường lấy kinh tế”.
Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon
(VNF) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững.
Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất
(VNF) - Theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao, buộc phải huy động các nguồn chi phí cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của toàn ngành điện.

