Bình Định: Thoái sạch vốn nhà nước tại 2 doanh nghiệp

Khánh Hồng - 06/10/2024 08:15 (GMT+7)

(VNF) - UBND tỉnh Bình Định vừa có báo cáo công tác thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) và Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định (Bimico).

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện có 2 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn nhà nước hoàn thành trong giai đoạn 2024 – 2025.

Trong đó, Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định thực hiện thoái toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 13,34% vốn điều lệ; Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định thực hiện thoái toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 25% vốn điều lệ.

Theo UBND tỉnh Bình Định, đối với Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định, hiện địa phương đang triển khai thực hiện công tác thoái vốn nhà nước hoàn thành trong năm 2024.

Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định thực hiện thoái toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ 13,34% vốn điều lệ.

Trên cơ sở giá khởi điểm đã được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Tài chính đã phối hợp với người đại diện phần vốn nhà nước thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu.

Được biết, Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định có vốn điều lệ 123,9 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn của nhà nước gần 30,9 tỷ đồng (chiếm 25%).

Tháng 9/2024, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt giá khởi điểm chào bán cổ phần tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định (mã HoSE: BMC) với giá khởi điểm 22.300 đồng/cổ phiếu và giao ông Lê Trung Hậu, Phó giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh (người đại diện vốn nhà nước tại công ty) triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

Đối với Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định, hiện địa phương đang tiếp tục xây dựng phương án, tổ chức thực hiện thoái vốn hoàn thành trong giai đoạn 2024-2025 theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Được biết, Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định có vốn điều lệ 748,8 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn của nhà nước gần 99,9 tỷ đồng (chiếm 13,34%).

Cùng chuyên mục
Nhận diện ông chủ chuỗi kinh doanh ghế massage TOSHIKO

Nhận diện ông chủ chuỗi kinh doanh ghế massage TOSHIKO

(VNF) - Đứng sau chuổi hệ thống showroom mang nhãn hiệu Toshiko là một cổ đông góp vốn kinh doanh với vốn điều lệ ban đầu ở mức 800 triệu đồng.

TP.HCM xin cơ chế đặc thù xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế

TP.HCM xin cơ chế đặc thù xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế

(VNF) - Hai đề án quan trọng trong các dự án hạ tầng trọng điểm đang được TP. HCM chuẩn bị trình Quốc hội xem xét thông qua trong kỳ họp cuối năm 2024 là Dự án Đường Vành đai 4, Đề án Phát triển đường sắt đô thị, Đề án xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP. HCM

Đà Nẵng: Nơi lý tưởng để phát triển bán dẫn

Đà Nẵng: Nơi lý tưởng để phát triển bán dẫn

(VNF) - Ngoài những cơ chế, chính sách đặc thù, Đà Nẵng còn chuẩn bị cơ sở hạ tầng để thu hút các tập đoàn lớn nhằm xây dựng thành phố trở thành trung tâm mới của Việt Nam về vi mạch bán dẫn.

Thương mại Việt- Trung: Tạo động lực phát triển thực chất và hiệu quả

Thương mại Việt- Trung: Tạo động lực phát triển thực chất và hiệu quả

(VNF) -Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Những năm gần đây, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc không ngừng được củng cố và tăng cường.

Thanh tra Bộ Tài chính kiến nghị xử lý 64.300 tỷ đồng

Thanh tra Bộ Tài chính kiến nghị xử lý 64.300 tỷ đồng

(VNF) - Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ tiến hành 50.344 cuộc thanh kiểm tra, kiến nghị xử lý về tài chính 64.300 tỷ đồng, hiện thu nộp 9.662 tỷ đồng.

Kinh tế Việt Nam phục hồi nhưng chưa vững chắc

Kinh tế Việt Nam phục hồi nhưng chưa vững chắc

(VNF) - Kinh tế nước ta dần phục hồi, với dấu hiệu tốt dần lên theo từng quý, tuy vậy có những tháng sự phục hồi khá mong manh. Doanh nghiệp - thực thể kinh tế quan trọng nhất đang phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức.

Chuyển đổi xanh: Chậm chân lỡ cơ hội nhưng nhanh quá khó bán hàng

Chuyển đổi xanh: Chậm chân lỡ cơ hội nhưng nhanh quá khó bán hàng

(VNF) - Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam, cho rằng trong quá trình chuyển đổi xanh, doanh nghiệp nếu đi chậm có thể chạy gắng lên một chút nhưng đi nhanh quá chắc chắn thua, bởi sản phẩm xanh đắt đỏ và khó bán.

Khai mạc giải bóng đá Giza Open Cup 2024

Khai mạc giải bóng đá Giza Open Cup 2024

(VNF) - Sáng nay (5/10), giải bóng đá Giza Open Cup 2024 chính thức được khai mạc trên sân bóng An Bình, ngõ 2 Phan Bá Vành, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Trải qua 2023 đầy khó khăn, Hesman Việt Nam tìm đường trở lại

Trải qua 2023 đầy khó khăn, Hesman Việt Nam tìm đường trở lại

(VNF) - Năm 2023 tiếp tục là một năm khó khăn cho thị trường kinh tế Việt Nam nói chung và đặc biệt là ngành điện thoại nói riêng. Năm 2024 được dự báo là một năm nối dài chuỗi thời gian khó khăn của thị trường ngành này với mức suy giảm dự báo ở mức 2%.

Trại thực nghiệm tiền tỷ tan hoang bên bờ biển Hà Tĩnh

Trại thực nghiệm tiền tỷ tan hoang bên bờ biển Hà Tĩnh

(VNF) - Trại nuôi thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), có vốn đầu tư hơn 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơ sở chỉ hoạt động ít năm rồi bỏ không suốt gần 10 năm qua. Giờ đây, cơ sở này trở nên hoang tàn, đổ nát.