Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Theo UBND TP. HCM, khi hoàn thành, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài cùng với các dự án giao thông đã và đang triển khai trong khu vực như vành đai 3, vành đai 4 TP. HCM... sẽ hình thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tăng năng lực, hiệu quả khai thác tuyến đường liên vận quốc tế nối TP. HCM - Campuchia.
Dự án cao tốc TP. HCM - Mộc Bài được đầu tư theo phương thức đối tác công tư sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Đồng thời huy động được tối đa các nguồn vốn ngoài ngân sách xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án.
Dự án BOT xây dựng đường cao tốc TP. HCM – Mộc Bài giai đoạn 1 có điểm đầu giao với đường vành đai 3 TP.HCM thuộc huyện Củ Chi, TP. HCM; điểm cuối kết nối vào Quốc lộ 22 (tại lý trình Km53+850) thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Tổng chiều dài Dự án khoảng 50,977 km, trong đó đoạn qua địa phận TP.HCM là 24,66 km, đoạn qua tỉnh Tây Ninh là 26.317 km.
Dự án được đầu tư theo quy mô quy hoạch với 6 làn xe, trong đó giai đoạn 1 có quy mô 4 làn xe cao tốc tiêu chuẩn, chiều rộng nền đường 25,5 m, giải phóng mặt bừng một lần theo quy mô 6 làn xe cao tốc toàn tuyến, vận tốc thiết kế 120 km/h.
Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án là 19.617 tỷ đồng. Dự kiến phần vốn Nhà nước tham gia dự án là 9.674 tỷ đồng, chiếm 49,31% tổng mức đầu tư (vốn ngân sách Trung ương là 2.872 tỷ đồng và vốn ngân sách TP. HCM là 6.802 tỷ đồng).
Phần vốn nhà đầu tư BOT là 9.943 tỷ đồng. Thời gian hoàn vốn dự kiến là 14 năm 10 tháng.
UBND TP. HCM đề xuất thực hiện lựa chọn nhà đầu tư trong thời gian 2024 – 2025; khởi công dự án vào tháng 4/2025; thời gian thi công xây dựng từ năm 2025 đến năm 2027.
Dự án được tách thành 4 dự án thành phần, trong đó dự án thành phần 1 - đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài (giai đoạn 1), đầu tư theo phương thức PPP (hợp đồng BOT). UBND TP. HCM là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện, ký kết hợp đồng dự án. Chiều dài tuyến là 50,977km; quy mô 4 làn xe tiêu chuẩn, mặt cắt ngang 25,5m; kinh phí đầu tư khoảng 9.943 tỷ đồng.
Tại dự án thành phần 2, đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc và cầu trong nút giao, đầu tư theo phương thức đầu tư công. UBND TP.HCM tổ chức thực hiện; kinh phí đầu tư khoảng 2.900 tỷ đồng.
Dự án thành phần 3 sẽ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án cao tốc TP. HCM – Mộc Bài đoạn qua TP. HCM, đầu tư theo phương thức đầu tư công. UBND TP. HCM tổ chức thực hiện; kinh phí khoảng 5.368 tỷ đồng.
Dự án thành phần 4 sẽ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án cao tốc TP. HCM – Mộc Bài đoạn qua tỉnh Tây Ninh, đầu tư theo phương thức đầu tư công. UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức thực hiện; kinh phí khoảng 1.532 tỷ đồng.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.