Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Báo cáo giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội nêu về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt hôm 22/11, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết các khu vực vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đều có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội và có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi. Các khu vực này cũng có tiềm năng phát triển một số ngành nghề có thể cạnh tranh được với quốc tế, có đủ không gian để phát triển và tương đối biệt lập.
"Chính phủ đã nghiên cứu và lựa chọn kỹ lưỡng trong số 15 khu kinh tế ven biển, dựa trên hệ thống 10 tiêu chí để xác định về vị trí địa lý, quy mô, kết nối giao thông, khả năng phát triển đa ngành, đa lĩnh vực và thu hút đầu tư các nhà đầu tư chiến lược, từ đó chọn ra 3 khu vực là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc để phát triển theo mô hình là đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt", Bộ trưởng nói.
Theo Bộ trưởng, thế giới có rất nhiều mô hình với các tên gọi khác nhau như đặc khu kinh tế, đặc khu hành chính, khu thương mại tự do, thành phố tự do… Các đặc khu này được điều chỉnh theo cả luật chung và luật riêng; có mô hình thành công, có mô hình thất bại.
"Đối với nước ta, đây là một mô hình mới và cần phải triển khai thực hiện từng bước vững chắc, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm và phù hợp với khả năng nguồn lực của ngân sách có hạn của nhà nước. Cho nên phạm vi điều chỉnh chỉ áp dụng cho 3 đơn vị này là phù hợp.
"Từ thực tiễn phát triển của các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt này, chúng ta sẽ tiến hành tổng kết đánh giá và có thể nhân rộng những thể chế chính sách và mô hình quản lý mới hiệu lực, hiệu quả cho các khu vực khác có đủ điều kiện", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Giải trình tính đặc biệt của Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật) so với quy định của pháp luật hiện hành và dự thảo Luật Quy hoạch mà Quốc hội chuẩn bị thông qua, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: Luật quy định chỉ có một quy hoạch tổng thể của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Quy hoạch này tích hợp các quy hoạch liên quan về kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng, các ngành, lĩnh vực, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, nguồn lực, tiến độ thực hiện... với một tầm nhìn dài hạn và là quy hoạch cấp quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Bên cạnh đó, Luật cho phép các nhà đầu tư chiến lược tham gia lập và tổ chức triển khai quy hoạch sau khi được phê duyệt.
Ngoài ra, để đảm bảo tính cạnh tranh quốc tế và thuận lợi trong triển khai công tác xúc tiến đầu tư sau này, Luật cũng quy định cho phép thuê tư vấn nước ngoài có uy tín trên thế giới để xây dựng quy hoạch.
"Luật chỉ quy định những nguyên tắc xây dựng và nội dung cơ bản của quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để tạo sự chủ động cho nhà đầu tư chiến lược và các tư vấn quốc tế sau này đề xuất lập quy hoạch phù hợp với yêu cầu của thị trường và các xu thế phát triển, định hướng phát triển cũng như các chuẩn mực của quốc tế", Bộ trưởng nói.
Theo Bộ trưởng, kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy quy hoạch đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của các đặc khu, đảm bảo việc xây dựng và phát triển phù hợp với định hướng, mục tiêu, lợi thế so sánh của từng khu kinh tế.
"Hạn chế việc xây dựng quá nhiều quy hoạch nhưng chất lượng thấp, không gắn với nhu cầu sử dụng, nguồn lực thực hiện và thiếu tính khả thi, gây lãng phí nguồn lực của đất nước", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nói về chính sách phát triển kinh tế - xã hội và các quy định đặc thù đối với từng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định Luật vượt trội so với các quy định áp dụng đối với các khu trong nước như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Luật cũng đảm bảo cạnh tranh được với các đặc khu kinh tế trên thế giới. Cụ thể xét trên 9 tiêu chí khác nhau thì nội dung quy định tại Luật hầu hết bằng hoặc cao hơn, thuận lợi hơn về ưu đãi so với các đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Myanmar.
"Chúng ta chỉ duy nhất kém thuận lợi hơn là về thuế áp dụng đối với một số thiên đường thuế, tức là ở đó không có thuế, còn lại chúng ta bằng hoặc vượt hơn về thuận lợi so với các khu khác của các nước", Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết các chính sách ưu đãi đã tập trung thu hút vào các ngành nghề, lĩnh vực quan trọng và có tính cạnh tranh cao. Đó là khởi nghiệp sáng tạo, nghiên cứu phát triển các ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sinh học, y tế, giáo dục, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, công nghiệp văn hóa, dịch vụ hậu cần cảng biển và sân bay, thương mại, tài chính…
Tuy nhiên, điều quan trọng là đã đảm bảo không ưu đãi dàn trải mà chỉ tập trung vào các ngành nghề ưu tiên phát triển của từng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Điều này giúp hạn chế cạnh tranh trong thu hút đầu tư giữa các đơn vị này với nhau cũng như giữa đơn vị này với các khu hiện có trong nước.
"Để được hưởng ưu đãi, dự thảo luật đã quy định các yêu cầu cao hơn đối với các dự án đầu tư vào các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt về công nghệ, nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, quản trị doanh nghiệp, chất lượng công trình và dịch vụ…", Bộ trưởng cho hay.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.