Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng vừa có buổi làm việc với Tổng công ty Viễn thông Mobifone về xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp này.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá Mobifone vẫn là 1 trong 3 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất cả nước. Nhắc tới Mobifone là nhắc tới điện thoại di động, giống như nhắc tới Honda là nhắc tới xe máy.
"Người Mobifone cũng đã từng tự hào về thương hiệu của mình, tự hào là thương hiệu số 1, là đẳng cấp cao trong làng di động. Mobifone cũng là công ty viễn thông quản lý hiện đại, chuyên nghiệp và cũng là công ty có hiệu quả cao nhất trong ngành", Bộ trưởng nói.
Đánh giá thành công nào rồi cũng có trục trặc lớn và trục trặc lớn hoặc sẽ tạo ra sự phát triển mới hoặc sẽ chôn vùi một tên tuổi lớn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng Mobifone đi qua trục trặc lớn thứ nhất là vụ AVG thì tiếp ngay sau đó là trục trặc lớn thứ hai.
Trục trặc lớn thứ hai này theo Bộ trưởng là của tất cả các doanh nghiệp viễn thông lớn, đó là bế tắc về tăng trưởng, về không gian phát triển mới. Các doanh nghiệp viễn thông lớn đang tăng trưởng thấp hơn tăng trưởng GDP của cả nước, tức là đang "thụt lùi".
"Hai trục trặc lớn xảy đến với Mobifone. Trục trặc thứ nhất là vào tổ chức bên trong, trục trặc thứ hai đến từ thách thức bên ngoài, thách thức của ngành. Vượt qua hai thách thức này thì Mobifone sẽ vừa đổi mới cả bên trong và bên ngoài", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, trục trặc thứ nhất coi như đã đi qua, trục trặc thứ hai thì Mobifone cần xem lại tại sao doanh nghiệp của mình đã từng phát triển nhanh và thành công như vậy.
"Ngày ấy, Mobifone bước vào một thị trường gần như 'trinh nguyên', Việt Nam lúc ấy chưa có ai dùng điện thoại di động và vì thế mà Mobifone phát triển nhanh và thành công", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhớ lại.
Người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng từ năm 2009, mật độ điện thoại di động tại Việt Nam đã đạt 100%, nhưng Mobifone vẫn làm điện thoại di động và chưa tạo thêm cho mình bất kỳ không gian mới nào.
"Không có không gian mới thì sẽ không có sáng tạo, không có sự phát triển mới, không có tăng trưởng", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đặt câu hỏi: "Không gian mới của ngành viễn thông, của Mobifone là ở đâu?", Bộ trưởng cho rằng đó chắc chắn phải tìm ở bên ngoài viễn thông truyền thống, nhưng phải là rất gần với viễn thông và vẫn phải là hạ tầng viễn thông, hạ tầng số, nền tảng số, công nghệ số, các dịch vụ phổ cập và thiết yếu.
Gợi ý về những không gian mới, Bộ trưởng cho rằng đó là đưa viễn thông xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi ngành, chứ không chỉ là "alo" và dữ liệu cho các cá nhân. Lời giải của câu chuyện này là 5G và nếu làm tốt 5G sẽ tạo ra tăng trưởng 3% mỗi năm cho viễn thông 3% và 5 năm nữa sẽ mang lại cho Mobifone một doanh thu tăng thêm 250 triệu USD.
Không gian mới cũng có thể là Cloud Computing, cấu thành quan trọng nhất của hạ tầng số. Các doanh nghiệp hạ tầng viễn thông phải coi đây là hạ tầng mới của ngành viễn thông.
"Tăng trưởng của Cloud là 60%/năm, thị trường có thể đạt tới 1% GDP quốc gia, tức là 5 tỷ USD vào năm 2025 và phần khiêm tốn nhất mà Mobifone có thể dành cho mình là 5%, tức là 250 triệu USD vào năm 2025", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Không gian mới cho Mobifone có thể là các Platform cung cấp dịch vụ, hoặc cung cấp các công nghệ như dịch vụ. Trong không gian mạng thì hạ tầng chính là các Platform. Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải làm chủ những Platform quan trọng nhất trên không gian mạng vì đây là vấn đề chủ quyền quốc gia. Bởi vì Platform chính là dữ liệu.
"Platform sẽ tạo ra thuê bao mới cho nhà mạng, 5 hoặc 10 năm nữa số thuê bao trên các Platform này sẽ nhiều hơn là số thuê bao di động. Vậy Mobifone có lấy được 10-12 triệu thuê bao mới, tức là 8-10%, để mang về 250 triệu USD vào năm 2025 hay không?", Bộ trưởng gợi ý.
Không gian mới tiếp theo là công nghiệp điện tử, tập trung vào IoT và điện tử y tế, một thị trường 8-10 tỷ USD vào năm 2025. Chỉ 2% ở đây thì đã là 200 triệu USD. Đây là lĩnh vực rất gần với viễn thông, gần với 5G. Có thể tích hợp thành một hệ sinh thái.
"Mobifone không nhất thiết phải làm sản xuất mà chỉ cần tập trung vào làm chủ thiết kế, làm chủ công nghệ lõi", Bộ trưởng lưu ý.
Ngoài ra, thương mại điện tử và Logistics của Việt Nam có thị trường lên tới trên 65 tỷ USD vào năm 2025 (12-15% GDP). Lớn hơn rất nhiều lần thị trường viễn thông, tăng trưởng cao hơn hàng chục lần so với viễn thông. Đáng nói là Việt Nam đang bị mất "trận địa" này.
"Các doanh nghiệp cả bưu chính, cả viễn thông như Viettel thì có lợi thế đặc biệt, nhưng Mobifone sẽ được cấp giấy phép thử nghiệm Mobile Money, rồi số điện thoại di động sẽ trở thành Digital ID. Đây chính là những nền tảng quan trọng của thương mại điện tử. Nếu Mobifone chỉ nghĩ đến 0,2% của miếng bánh này thì đã là 130 triệu USD rồi", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số Việt Nam có thị trường tới trên 10 tỷ USD vào năm 2025, chiếm khoảng 2% GDP. Tốc độ tăng trưởng hàng năm là 30-40%.
"Mobifone chắc chắn sẽ phải coi đây là một không gian mới quan trọng trong chiến lược phát triển của mình. Con số 200 triệu USD vào năm 2025, tức là 2% thị phần không phải là quá lớn với fổng công ty", Người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông nói.
Chưa hết, công nghiệp nội dung số của Việt Nam đang có tỷ trọng trong doanh thu viễn thông vào loại thấp nhất trong khu vực. Đây là thị trường chưa được chú trọng phát triển. Nếu phát triển đúng thì 5 năm nữa phải tăng ít nhất 3 lần, tức là tăng trưởng 25-30%/năm, để đạt doanh thu 3 tỷ USD.
OTT cũng là thị trường mà các doanh nghiệp viễn thông bỏ ngỏ nhiều năm nay. Bộ trưởng cho rằng Mobifone không có hạ tầng cố định như Viettel và VNPT, nhưng tại sao lại không triển khai truyền hình trên OTT như FPT? Vậy con số 200 triệu USD vào năm 2025 về nội dung số và OTT với Mobifone có phải là quá nhỏ không?
"Những không gian mới nói ở trên, có cái thì chắc chắn là như vậy, dù không làm gì thì nó vẫn sẽ như thế, có cái thì là dự đoán, có cái thì do chúng ta tưởng tượng ra để làm, tức là chúng ta tự tạo ra tương lai cho mình", Bộ trưởng nói.
Nói về định hướng cho Mobifone, Bộ trưởng cho rằng đây là doanh nghiệp viễn thông - công nghệ số hàng đầu của Việt Nam. Đi đầu thực hiện các chiến lược quốc gia, chiến lược ngành thông tin và truyền thông.
Doanh nghiệp cũng cần đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng 5G, Cloud Computing, Platform, nền tảng thương mại điện tử. Chuyển đổi thành công ty công nghệ số với ít nhất 30% nhân lực làm việc trong lĩnh vực phát triển công nghệ.
Công ty cũng sẽ phát triển chủ yếu dựa trên công nghệ số và đổi mới, sáng tạo, đi đầu về các thử nghiệm Sandbox. Là doanh nghiệp thuộc nhóm hạt nhân thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Mở rộng không gian mới từ lõi viễn thông, nhưng vẫn xoay quanh hạ tầng viễn thông, hạ tầng số, nền tảng số, dịch vụ thì phổ cập và thiết yếu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.