Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bộ TT&TT vừa phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức họp báo phát động giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” năm 2020.
Phát biểu tại buổi họp báo, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: “Đây là lần đầu tiên chúng ta tổ chức một giải thưởng mang tầm quốc gia về sản phẩm công nghệ số với quy mô lớn trên toàn quốc, quy tụ mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong giới ICT nước nhà. Đây cũng là giải thưởng cao nhất trong Ngành được Bộ TT&TT và VCCI tổ chức".
Phần thưởng lớn nhất của giải thưởng là Bộ TT&TT sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp trong các hoạt động như quảng bá, hỗ trợ kết nối thị trường, xây dựng khung pháp lý thuận lợi, kết nối các nhà đầu tư trong và ngoài nước để các sản phẩm công nghệ số có thị trường rộng lớn hơn và đi xa hơn.
Bộ trưởng nhấn mạnh năm nay có một điểm đặc biệt là vừa phòng chống Covid-19 vừa phát triển kinh tế nên các sản phẩm công nghệ số phục vụ phòng chống Covid-19 hiệu quả, các nền tảng số hỗ trợ học tập, làm việc, sinh hoạt trên môi trường số sẽ được quan tâm xem xét.
Người đứng đầu Bộ TT&TT bày tỏ nếu không có “Make in Vietnam”, Việt Nam khó trở thành quốc gia phát triển, không thể đi ra nước ngoài, không thể có những đóng góp cho sự phát triển của nhân loại.
"Thuận lợi của Make in Vietnam là các doanh nghiệp của Việt Nam đã có đủ thời gian làm gia công cho nước ngoài, từ thiết kế thuê modul đến các sản phẩm trọn vẹn. Điều cần nhất của chiến lược Make in Vietnam là có vấn đề cần giải quyết. Vấn đề có thể do chính phủ, do doanh nghiệp, do xã hội đặt ra. Do đó, đưa vấn đề của mình ra khỏi nhà mình, bài toán của mình ra khỏi nhà của mình, chính là cách tốt nhất để thúc đẩy Make in Vietnam", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Người đứng đầu Bộ TT&TT cũng cho rằng thị trường với quy mô 100 triệu dân của Việt Nam chính là thế mạnh cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp Việt Nam. Vì không ai hiểu người Việt Nam, hiểu nhu cầu Việt Nam hơn người Việt Nam.
Do đó, các doanh nghiệp công nghệ số cần chủ động, không trông chờ vào các chính sách, cơ chế, cần tập trung nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm, giải pháp đáp ứng nhu cầu của thị trường 100 triệu dân này.
"Make in Vietnam" được hiểu là "làm tại Việt Nam" với hàm nghĩa nhấn mạnh người Việt Nam chủ động, sáng tạo, thiết kế, tích hợp sản phẩm tại Việt Nam. Khác với "Made in Vietnam" được hiểu đơn giản là sản phẩm "sản xuất ở Việt Nam".
Đối tượng tham gia giải thưởng là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam, có các sản phẩm công nghệ số được thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam, đã được đưa vào ứng dụng thực tế để giải các bài toán Việt Nam. Thời gian nộp hồ sơ tham gia giải thưởng: Từ ngày 20/8 - 20/10/2020 thông qua hình thức online tại địa chỉ makeinvietnam.mic.gov.vn |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.