NBB: Sau 1 năm làm ăn khó khăn, đồng loạt bán vốn tại các công ty con
(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy công bố thông tin bất thường về việc thông qua chủ trương chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty TNHH MTV NBB Quảng Ngãi.
Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam (VFS). Kết luận chỉ rõ một số tồn tại và khuyết điểm trong việc: lựa chọn đơn vị tư vấn định giá doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa vi phạm Luật Đấu thầu 2013; ký kết hợp đồng với hai đơn vị tư vấn định giá doanh nghiệp và cổ phần hóa, nhưng chưa tuân thủ mẫu hợp đồng quy định; lựa chọn và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược cũng có nhiều sai sót.
Đặc biệt, cơ quan thanh tra kiến nghị, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ngay các quy trình, thủ tục để nhà đầu tư chiến lược là Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) xin rút vốn trước thời hạn.
Việc Công ty Vạn Cường - một doanh nghiệp tư nhân lớn hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tiến hành thâu tóm Vivaso, và sau đó thông qua công ty này sở hữu 65% VFS đã đặt ra câu hỏi lớn trong những ngày qua về mục tiêu kinh doanh, bởi hai đơn vị được thâu tóm có hoạt động không mấy liên quan.
Tuy nhiên, dù Vivaso và VFS không có điểm chung về hoạt động kinh doanh chính, nhưng cả 2 đều ít nhiều có sự giống nhau về bản chất của đơn vị bị thâu tóm, cũng như cách thức quản lý sau cổ phần hóa của Vạn Cường. Điểm chung duy nhất của 2 doanh nghiệp trên là quá trình cổ phần hóa không thành công khi thu hút được ít sự chú ý, nhưng những "tài sản ngầm" của 2 đơn vị này lại có quy mô lớn.
Với Vivaso, ngoài việc có giá trị doanh nghiệp của một tổng công ty vận tải đường thủy, Vivaso này đang quản lý sử dụng nhiều khu đất có giá trị lớn ở miền Bắc với tổng diện tích là 50ha. Trong số đó có các vị trí giá trị lớn như ở 158 Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội), hoặc các khu nhà xưởng, mặt bằng cũng ở vị trí đẹp như phường Tân Ấp (quận Ba Đình); phố Kim Mã, Láng Hạ, Thanh Xuân, Đội Cấn (Hà Nội)…
Đối với VFS, đơn vị này cũng đang được quyền thuê và sử dụng 4 khu “đất vàng”. Tại TP. HCM có một lô đất 1.208,72m2 đất ở số 6 Thái Văn Lung, quận 1, TP. HCM - hình thức sở hữu thuê đất của nhà nước.
Tại Hà Nội: 5.443,5m2 đất tại số 4 Thụy Khuê (Hà Nội), hình thức sở hữu là thuê đất trả tiền hàng năm, đất đã thuê hơn 50 năm; 904,9m2 đất ở ngõ 151 Hoàng Hoa Thám - hình thức sở hữu là giao đất; 6.382,8m2 đất ở Đông Anh (tức trường quay Cổ Loa) - hình thức sở hữu là giao đất.
Theo tìm hiểu giá đất ở tại mặt đường Thụy Khuê được UBND TP. Hà Nội quy định là 46 triệu/m2, nhưng thực tế có thời điểm giao dịch đã lên đến 250 triệu đồng/m2. Còn đất mặt phố Hoàng Hoa Thám hiện nay, mỗi mét vuông đất có giá khoảng 120-130 triệu/m2, khu đất tại Đông Anh của VFS có thị giá tối thiểu 160 tỷ đồng.
Như vậy nếu chỉ cho thuê mặt bằng chủ sở hữu “hái ra tiền chục tỷ” mỗi năm, chưa kể một vài năm sau khi được phép chuyển đổi công năng sử dụng, nơi đây trở thành nhà hàng, khách sạn, căn hộ cao cấp thì con số chủ đầu tư thu được sẽ là bao nhiêu?
Quá trình cổ phần hóa tại "đầu tàu" vận tải thủy như Vivaso với kỳ vọng sẽ đem lại sự bứt phá cho ngành vận tải đường thủy, đã không diễn ra như mong đợi. Thế nhưng, sau hai năm sau cổ phần hóa, Cảng Hà Nội từng lừng lẫy một thời chỉ tồn tại cầm chừng với hoạt động cho thuê kho bãi. Đại diện Cảng vụ Đường thủy Hà Nội trong lần trả lời báo chí cũng cho biết, không có bất cứ đầu tư mới nào vào cảng Hà Nội sau 2 năm cổ phần hóa. Thậm chí hoạt động của đơn vị này còn thu gọn lại.
Đơn cử, trước cổ phần hóa, cán bộ công nhân cảng có hàng trăm người, nhưng đến cuối năm 2016 nhân sự trực tiếp vận hành chỉ còn vỏn vẹn 5 người. Đa số công nhân bị trả lương thấp đã xin nghỉ và bán lại cho Vạn Cường số cổ phần ưu đãi sở hữu còn lại.
Các cảng đường thủy lớn tại miền Bắc cũng rơi vào tình trạng tương tự, khi hoạt động nổi bật nhất sau cổ phần hóa Vivaso lại là cho đơn vị vận tải đường bộ khác thuê hạ tầng. Tòa nhà trụ sở chính của Vivaso trên đường Nguyễn Văn Cừ cũng được cho thuê lại, còn đơn vị này dồn trụ sở về cảng Hà Nội.
Đối với VFS, việc chi hơn 32 tỷ đồng trở thành cổ đông chiến lược VFS cũng chính là khoản đầu tư lớn đầu tiên của Vivaso. Và "kịch bản quen thuộc" cũng diễn ra tại VFS. Các nghệ sĩ của hãng phim đã có đơn kêu cứu sau gần ba tháng được Vivaso mua lại, bởi nhà đầu tư chiến lược không đáp ứng những cam kết trước đó, cũng như mục đích thực sự của việc đầu tư.
Thế nhưng, hoạt động của VFS sau cổ phần hóa đã rơi vào tình trạng thua lỗ, chủ đầu tư nợ lương, không có dự án phim truyện, không đầu tư vào lĩnh vực hoạt động chính...
Liên quan đến thương vụ cổ phần hóa Vivaso, Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT xem xét lại trường hợp cổ phần hóa Vivaso gồm 10 doanh nghiệp với hàng trăm đoàn tàu, nhiều tài sản nhà nước chỉ cồ phần hóa được với giá 327 tỷ đồng - chỉ tương đương với một căn nhà phố cổ.
Ông Nhưỡng cho biết, rất nhiều người bức xúc trước thực trạng cổ phần hóa tại Vivaso. Nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Cảng Hà Nội cũng chính là người gửi đơn khiếu tại tố cáo về những bức xúc trong công tác cổ phần hóa tại đây. Tuy nhiên, kết luận giải quyết tố cáo đã gây ra một sự bất bình khi nói rằng cổ phần hóa tại Vivaso rất bình thường, không có vấn đề gì. Thậm chí, kết luận còn thừa nhận không tiếp cận nổi các tài liệu về cổ phần hóa.
Theo ông Nhưỡng, không chỉ tài sản bị hạ giá thấp mà còn một vấn đề nữa là để thất thoát một số tài sản khác không đưa vào cổ phần hóa giống như một loại quỹ đen của cổ phần hóa.
Ngoài ra, việc góp mặt của ông Nguyễn Thủy Nguyên trong quá trình cổ phần hóa tại Cảng Khuyến Lương (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đang được dư luận đặt ra nhiều nghi vấn. Bởi, hiện tại, Công ty Cổ phần Cảng Khuyến Lương có 02 nhà đầu tư có vốn điều lệ lớn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có số cổ phần sở hữu chiếm 49%; Công ty Liên hiệp Xây dựng Vạn Cường có số cổ phần sở hữu chiếm 40%.
Điều đáng chú ý, Cảng Khuyến Lương đang sử dụng 4 khu đất rộng tới hơn 10ha đất tại địa bàn quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội. Sau khi cổ phần hóa, phương án sử dụng đất là vẫn tiếp tục thuê đất của nhà nước, trả tiền hàng năm và không đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp.
Được biết, năm 2013, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã phê duyệt giá trị doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Cảng Khuyến Lương để cổ phần hóa là hơn 57,4 tỷ đồng, trong đó tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại Công ty TNHH MTV Cảng Khuyến Lương là 40,5 tỷ đồng. Mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng/cổ phần. Điều đáng nói, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này sau khi cổ phần cũng không có nhiều khởi sắc.
(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy công bố thông tin bất thường về việc thông qua chủ trương chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty TNHH MTV NBB Quảng Ngãi.
(VNF) - Whistler Investments nhiều khả năng chính là nhà đầu tư ngoại trong thương vụ sang tay 145 triệu cổ phiếu ACB ở vai trò bên bán.
(VNF) - LPBank đăng ký thực hiện toàn bộ quyền mua tại đợt chào bán tăng vốn điều lệ lên 3.888 tỷ đồng của Chứng khoán LPBank với số tiền dự chi đạt hơn 200 tỷ đồng.
(VNF) - Sau nhiều năm “đắp chiếu”, dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (tại xã Hải An, huyện Hải Lăng - thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị) chính thức được khởi công trở lại. Đáng chú ý, công ty này có sự tham gia đầu tư, góp vốn của SAM Holdings với tỉ lệ sở hữu 36%.
(VNF) - Năm Bảy Bảy đã chấp thuận Công ty TNHH MTV Khu Bắc Thủ Thiêm nhận chuyển nhượng hợp đồng hợp tác đầu tư từ Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (CII) tại Khu dân cư Sơn Tịnh – Quảng Ngãi.
(VNF) - ACB ghi nhận giao dịch thoả thuận của khối ngoại với khối lượng 145 triệu cổ phiếu trong phiên sáng 22/3, với giá trị giao dịch 4.000 tỷ đồng.
(VNF) - Theo dự báo của BVSC, việc hoàn tất thương vụ bán vốn của BIDV có thể kéo dài đến năm 2025 trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài thu hẹp khẩu vị rủi ro, chưa mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
(VNF) - Ngân hàng MB đã thành công trong việc chào bán 73 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 15.959 đồng/cp cho 2 nhà đầu tư là Viettel và SCIC, nâng vốn điều lệ từ 52.141 tỷ đồng lên 52.871 tỷ đồng.
(VNF) - Sau giao dịch, Vingroup sẽ thay mặt Vincom Retail quản lý hoạt động của các trung tâm thương mại, quyền lợi của các khách thuê, chủ gian hàng tại các trung tâm thương mại vẫn được đảm bảo như đã cam kết.
(VNF) - Sau nhiều năm "đắp chiếu", dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (tại xã Hải An, huyện Hải Lăng - thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị) có tổng mức đầu tư khoảng 14.234 tỷ đồng sẽ tái khởi động lại vào 25/3/2024.
(VNF) - SNZ cho biết sẽ thực hiện rót thêm vốn vào SZC trước sau đó thực hiện thoái vốn theo lộ trình của đề án cơ cấu lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt trước đó.
(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và công nghệ Minh Quang cùng với Tập đoàn Hoa Điện (Trung Quốc) đang đề xuất đầu tư gần 2,4 USD làm dự án hydro xanh kết hợp nhà máy điện mặt trời tại Quảng Trị.
(VNF) - Năm 2024, thị trường M&A sẽ tiếp tục sôi động. Các nhà đầu tư sẽ nhắm tới những DN có chiến lược đầu tư ổn định và lâu dài trong các ngành nông nghiệp và thực phẩm. Nhà đầu tư cũng muốn chốt thương vụ trong lĩnh vực có thể tận dụng được mức định giá rẻ như: bất động sản, xây dựng.
(VNF) - AG&P LNG - công ty hàng đầu về kho cảng và cơ sở hạ tầng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hạ nguồn (một công ty con của Tập đoàn Nebula Energy) đã mua lại 49% cổ phần của kho cảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
(VNF) - Theo Korea Herald, tập đoàn tài chính JB (JB Financial Group) của Hàn Quốc sẽ mua lại cổ phần thiểu số trong ứng dụng đầu tư bán lẻ Infina của Việt Nam, nhằm giúp chi nhánh chứng khoán của tập đoàn mở rộng cơ sở khách hàng.
(VNF) - SCIC vừa công bố danh sách thoái vốn đợt 1/2024 bao gồm 27 doanh nghiệp, ít hơn so với danh sách 73 doanh nghiệp của năm 2023.
(VNF) - VinaCapital Ventures, Quỹ đầu tư công nghệ của Tập đoàn VinaCapital vừa công bố đầu tư vào Quickom - nhà cung cấp dịch vụ hội thảo video trực tuyến có trụ sở tại Việt Nam. VinaCapital Ventures là nhà đầu tư chính dẫn đầu của vòng gọi vốn 1,5 triệu USD lần này.
(VNF) - Ngày 1/3, Công ty cổ phần FPT (HoSE: FPT) công bố mua 100% vốn của Next Advanced Communications NAC Co., Ltd. (NAC) - công ty dịch vụ công nghệ thông tin của Nhật Bản, đánh dấu thương vụ M&A đầu tiên tại xứ sở hoa Anh Đào.
(VNF) - Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá bán cổ phần của Công ty Cổ phần Sách Việt Nam (Savina, UPCoM: VNB) do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.
(VNF) - Tập Đoàn Home Credit vừa chính thức công bố việc ký thỏa thuận khung có điều kiện để chuyển nhượng 100% phần vốn góp trong Công ty tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam cho bên mua là The Siam Commercial Bank Public Company Limited.
(VNF) - Số vốn này sẽ được 1Long dùng vào việc phát triển công nghệ, xây dựng mối quan hệ đối tác với chuyên gia quản lý tài sản và tổ chức tài chính và mở rộng đội ngũ.
(VNF) - CTCP Hùng Vương - doanh nghiệp của "vua cá tra" một thời Dương Ngọc Minh - muốn thoái toàn bộ vốn tại loạt công ty con, để thanh toán, xử lý nhiều khoản nợ lên đến nghìn tỷ đồng.
(VNF) - Ngân hàng tiêu dùng Capital One của Mỹ, được tỷ phú Warren Buffett hậu thuẫn, có kế hoạch mua lại công ty phát hành thẻ tín dụng Discover Financial Services trong một giao dịch mua toàn bộ cổ phiếu trị giá 35,3 tỷ USD để tạo ra một gã khổng lồ thanh toán toàn cầu, theo thông cáo báo chí ngày 19/2.
(VNF) - Cổ phiếu BHI bất ngờ khớp lệnh "khủng" hơn 75 triệu đơn vị trong phiên 19/2. Nhiều khả năng giao dịch đến từ phía DB Insurance - 1 tập đoàn bảo hiểm đến từ Hàn Quốc.
(VNF) - Từ trước tới nay, nguồn vốn đầu tư nước ngoài gần như chỉ có 1 dòng chảy xuôi là từ nước ngoài vào Việt Nam, nhà đầu tư ngoại bỏ tiền thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng đã có những doanh nghiệp Việt ngược dòng, thâu tóm công ty nước ngoài để mở rộng thị phần quốc tế.
(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy công bố thông tin bất thường về việc thông qua chủ trương chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty TNHH MTV NBB Quảng Ngãi.
(VNF) - Để mở rộng khu vực phía đông hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội sẽ phải di dời 12 tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng với đó là 35 hộ dân.