'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hai tuần sau khi Nga quyết định mở “chiến dịch đặc biệt” tại Ukraine và hứng hàng loạt biện pháp trừng phạt từ phương Tây, hàng loạt công ty phương Tây cũng đã mau chóng lên tiếng phản đối chiến tranh và ra thông báo ngưng hoạt động tại quốc gia này.
Tính đến ngày 8/3, hơn 200 công ty nước ngoài, chủ yếu là phương Tây, đã ngừng hoạt động tại Nga, theo danh sách do Đại học Yale tổng hợp.
Trái lại, có rất ít doanh nghiệp tại châu Á trực tiếp lên tiếng phản đối động thái của Nga hoặc thực hiện các biện pháp cắt đứt quan hệ, từ bỏ hoạt động kinh doanh tại quốc gia này.
Một trong những công ty châu Á hưởng ứng các lệnh trừng phạt của phương Tây là Samsung Electronics của Hàn Quốc, với doanh thu ước tính 3,2 tỷ USD tại Nga.
Tập đoàn Hàn Quốc cho biết họ sẽ tạm dừng các chuyến hàng đến nước này. Sau cuộc xâm lược, Chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố cấm xuất khẩu hơn 1.600 sản phẩm bao gồm máy tính, thiết bị viễn thông và cơ sở hạ tầng internet.
Ngoài ra, các công ty châu Á khác đã tạm ngừng hoạt động tại Nga, bao gồm một số nhà sản xuất ô tô, đều không lấy lý do phản đối chiến tranh làm cái cớ rút lui, thay vào đó đưa ra những lý do liên quan tới thực tế gián đoạn nguồn cung toàn cầu.
Trong số đông những công ty châu Á vẫn tiếp tục “bám trụ” tại Nga có Uniqlo, nhà sản xuất hàng may mặc Nhật Bản. Hãng này đã quyết định tiếp tục mở 50 cửa hàng quần áo tại Nga.
"Quần áo là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Người dân Nga có quyền sống như chúng tôi", Tadashi Yanai, Giám đốc điều hành của công ty mẹ Uniqlo Fast Retailing, nói với Nikkei Asia.
Mitsui & Co., một trong những công ty thương mại lớn nhất Nhật Bản và cùng đầu tư với Shell và Gazprom trong dự án khí đốt Sakhalin-2, cho biết họ đang "thảo luận với các bên liên quan, bao gồm cả chính phủ Nhật Bản và các đối tác kinh doanh, về các hướng hành động có thể có trong tương lai, đồng thời tính đến nhu cầu cung cấp năng lượng".
Margaret Allen, đối tác của công ty luật Sidley Austin, cho biết các công ty châu Á nói chung "có xu hướng thận trọng hơn trong tình hình có thể thay đổi nhanh chóng như thế này, rất dễ hiểu khi các công ty không muốn ngay lập tức đưa ra quyết định khi họ không biết ngày mai sẽ mang đến điều gì".
Một số quốc gia châu Á lớn - đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ - đã từ chối lên án việc Nga tấn công Ukraine hoặc tham gia các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm cô lập đất nước về mặt tài chính.
Không chỉ vậy, việc các công ty châu Á không cắt đứt quan hệ với Nga được giải thích do các công ty tại châu Á sẽ ít phải chịu ràng buộc hơn so với các công ty phương Tây với các lệnh trừng phạt tại Nga, đồng thời cũng không muốn bỏ lỡ các cơ hội kinh tế sau khi các công ty phương Tây rời đi.
Trước khi có biến động tại Ukraine, theo ước tính của FactSet, các công ty châu Á có ít cổ phần hơn ở Nga so với các công ty cùng ngành ở Mỹ hoặc châu Âu, đồng thời các công ty châu Á cũng không chiếm ưu thế về doanh thu ở Nga. Do đó, khi Nga trở nên cô lập hơn với phương Tây, các công ty châu Á đều hi vọng sẽ tạo được các liên minh mới với Nga, nhằm tăng doanh thu tại thị trường này.
Abishur Prakash, một chuyên gia tại Trung tâm Tư vấn Đổi mới Tương lai có trụ sở tại Toronto, cho biết: “Có một số nhóm có thể phát triển dấu ấn của họ trên thị trường Nga, đặc biệt là những nhóm đến từ Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này sẽ "làm cho thế giới thẳng đứng hơn, khi các quốc gia bước ra khỏi hệ thống toàn cầu và xây dựng trục độc lập của riêng mình".
Tuy nhiên, ông Abishur cũng lưu ý rằng các công ty châu Á nên cân nhắc kỹ giữa những cơ hội về doanh thu với những bất ổn chính trị.
Xem thêm >> Mỹ - Anh quyết định tẩy chay dầu mỏ Nga, giá ‘vàng đen’ tiến sát đỉnh 14 năm
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.