Các hãng thời trang xa xỉ ‘điêu đứng’ vì đại dịch do virus Covid-19
Chu La -
12/02/2020 15:19 (GMT+7)
(VNF) - Sự bùng phát của đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) gây ra đã đánh sập cổ phiếu của các tập đoàn thời trang xa xỉ trên thế giới.
24 trong số 64 cửa hàng của thương hiệu thời trang Anh Burberry hiện đang bị đóng cửa tại Trung Quốc.
Theo công ty tư vấn quản lý toàn cầu Bain & Company, nếu cách đây 10 năm, khách hàng Trung Quốc chiếm chưa đến 15% lượng tiêu thụ hàng hóa xa xỉ toàn cầu, thì trong năm 2019, họ chiếm 35% thị trường và dự kiến sẽ tăng lên 40% vào năm 2025.
Người tiêu dùng Trung Quốc năm ngoái đã mua gần 110 tỷ USD lượng hàng hóa xa xỉ, bao gồm quần áo, đồ da, đồ trang sức và chủ yếu là mua ở bên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, với tình trạng hàng chục triệu người Trung Quốc đang bị cách ly như hiện nay thì việc đi du lịch và mua sắm là việc khó có thể xảy ra.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Sputnik mới đây, bà Anna Lebsak-Kleimans, CEO của tập đoàn thời trang Nga Fashion Consulting Group, đã đề cập tới những nguy cơ đang đe dọa tới doanh thu của các thương hiệu thời trang xa xỉ ở Nga vì lượng khách du lịch giảm mạnh.
“Tình trạng này sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến các cửa hàng bán lẻ hàng xa xỉ ở Moscow và St. Petersburg, nơi khách du lịch chiếm hơn 15% lượng mua, trong đó một phần đáng kể là khách du lịch từ Trung Quốc. Hơn nữa, các nhà bán lẻ đồ xa xỉ đã mua nhiều hàng cho năm 2020 với kỳ vọng về sự tăng trưởng lớn bởi vì lượng khách du lịch Trung Quốc đã tăng lên 15-20% mỗi năm”, bà Lebsak-Kleimans chia sẻ.
Vị nữ CEO cho biết nếu du khách Trung Quốc không ghé qua các cửa hàng trong một tháng, thì doanh thu cả năm của các cửa hàng mất 1-2%.
Tuy nhiên, đại diện của Fashion Consulting Group cũng tỏ ra rất lạc quan: “Lệnh cách ly khách du lịch từ Trung Quốc không thể kéo dài lâu. Đồng thời, vào cuối tháng 1- đầu tháng 2 là mùa du lịch thấp điểm. Vì thế có thể hy vọng rằng, doanh thu sẽ không sụt giảm mạnh. Sau khi dỡ bỏ lệnh cách ly sẽ có hiệu ứng “nhu cầu bị dồn nén” và doanh thu sẽ tăng trong ngắn hạn. Các nhà bán lẻ không nên bỏ lỡ thời điểm này”.
Theo tờ The Wall Street Journal, các thương hiệu xa xỉ lớn đã đóng các cửa hàng ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), thành phố tâm chấn của đại dịch do virus Covid-19.
Tại Paris, nhân viên của các cửa hàng thời trang báo cáo doanh thu giảm mạnh, và các nhà bán lẻ trên trang web WeChat của Trung Quốc ngay lập tức chuyển từ bán túi đắt tiền sang bán khẩu trang y tế và thuốc khử trùng có nhu cầu lớn hơn vào lúc này, tờ báo cho biết.
Các nhà đầu tư bán ra cổ phiếu của các công ty thuộc ngành hàng xa xỉ. Kể từ đầu năm, giá cổ phiếu của các tập đoàn thuộc ngành hàng này đã giảm 5-15% và thậm chí nhiều hơn nữa khi Trung Quốc thực hiện lệnh cách ly. Cổ phiếu của LVMH, Kering, Hermes, Moncler xuống tới mức thấp nhất trong lịch sử.
Một trong số những thương hiệu chịu ảnh hưởng lớn là Burberry với tỉ trọng 40% doanh thu bán hàng đến từ nhóm khách hàng Trung Quốc ở thị trường nội địa hoặc quốc tế.
Burberry cho biết, 24 trong số 64 cửa hàng hiện đang bị đóng cửa tại Trung Quốc, phần còn lại rút ngắn thời gian làm việc.
Cuối tuần trước, Burberry cảnh báo rằng virus corona đã cuốn bay 80% doanh thu của hãng tại các cửa hàng vẫn đang mở cửa tại Trung Quốc.
Các nhà phân tích của ngân hàng UBS cho rằng, nếu nhu cầu của Trung Quốc giảm 20% trong một quý, lợi nhuận của các thương hiệu xa xỉ vào cuối năm 2020 sẽ giảm 2-15%. Nếu doanh thu ở Trung Quốc giảm 30% trong một quý, lợi nhuận của các công ty bán hàng xa xỉ sẽ giảm 4-24%.
Trong khi đó, các nhà sản xuất trang sức và đồng hồ - Swatch và Richemont, mà người tiêu dùng Trung Quốc chiếm 50% và 45% doanh thu, sẽ bị thiệt hại nhiều nhất.
Trong số các tập đoàn ổn định nhất có LVMH (hai thương hiệu chính Louis Vuitton và Dior), Kering (thương hiệu chính là Gucci) và Hermes, trong đó người tiêu dùng Trung Quốc chiếm 30 - 35% doanh thu.
Các công ty này vẫn hy vọng rằng dịch bệnh sẽ không kéo dài lâu và tình hình sẽ bình thường hóa trước cuối tháng 3. Các nhà phân tích của Citi Bank hy vọng rằng, virus mới sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến doanh thu bán hàng tại Trung Quốc, trong khi toàn bộ thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2020.
Họ cũng tin rằng, xu hướng mua hàng online đang gia tăng sẽ giúp các công ty giảm tác động tiêu cực. Tuy nhiên, theo Bain & Company, chỉ có 12% lượng hàng xa xỉ đang được bán qua Internet.
(VNF) - Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động trung tâm đào tạo robot hình người đầu tiên vào tháng 7/2025 với mục tiêu thúc đẩy chia sẻ và khai thác dữ liệu quy mô lớn giữa các nhà phát triển robot.
(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Hà Nội hôm nay (14/4), bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam. Ông Tập Cận Bình là Nhà Lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thăm Việt Nam nhiều nhất trong lịch sử.
(VNF) - Mỹ vừa tạm thời miễn thuế “có đi có lại” cho một loạt thiết bị điện tử. Tuy nhiên, đây không phải là sự nhượng bộ lâu dài. Mức thuế riêng, đang chờ được áp dụng trong vài tháng tới, cho thấy chiến lược “củ cà rốt và cây gậy” của Nhà Trắng vẫn đang vận hành mạnh mẽ với mục tiêu kéo chuỗi cung ứng công nghệ trở lại nước Mỹ.
(VNF) - Trung Quốc cho rằng việc Mỹ miễn thuế cho một số sản phẩm công nghệ chỉ là “bước nhỏ” trong nỗ lực sửa sai. Nước này kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump bãi bỏ hoàn toàn các mức thuế đối ứng, trong đó có mức thuế 145% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
(VNF) - Mặc dù sở hữu khối tài sản lên tới hơn 160 tỷ USD, tỷ phú Warren Buffett cho biết bản thân luôn dè sẻn trong các khoản chi tiêu, đặc biệt là đối với bất động sản.
(VNF) - Giám đốc điều hành Snapchat, ông Evan Spiegel thừa nhận rằng luôn cố tình làm cho nhân viên mới có ngày đầu tiên đi làm "thật đáng sợ". Mục đích của ông là để truyền tải thông điệp: Tại Snapchat, thất bại không chỉ được chấp nhận, mà còn là yếu tố cần thiết để xây dựng một văn hoá làm việc nhóm sáng tạo hơn.
(VNF) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn trừ điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử khác khỏi cái gọi là thuế quan "có đi có lại". Điều này khiến các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ tạm thời thoát khỏi đòn thuế 145% nặng nề và giữ vững chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.
(VNF) - Tuần qua, trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ cuộc chiến thuế quan, giới đầu tư siêu giàu Mỹ chọn tích trữ tiền mặt và các phương án đầu tư ổn định hơn.
(VNF) - Việc ngừng nhận đơn đặt hàng Model S và Model X tại Trung Quốc không chỉ là một động thái kỹ thuật, mà còn cho thấy tỷ phú Elon Musk dường như đang vướng vào mê cung chính trị - thương mại ngày càng phức tạp, nơi ranh giới giữa chiến lược kinh doanh và địa chính trị trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
(VNF) - Giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu loại ngũ cốc chính này.
(VNF) - Trung Quốc đã trả đũa lệnh áp thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa của Mỹ từ 84% lên 125%, Ủy ban Thuế vụ và Hải quan thuộc Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố ngày 11/4.
(VNF) - Giá vàng vừa lập đỉnh lịch sử mới khi vượt mức 3.200 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 11/4. Sự suy yếu nhanh chóng của đồng USD, cùng với căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, đã khiến giới đầu tư ồ ạt tìm đến vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.
(VNF) - Trong khi nhiều tỷ phú trên thế giới chứng kiến giá trị tài sản "bốc hơi" hàng tỷ USD vì các chính sách thuế quan mới từ Mỹ, thì tỷ phú người Mexico Carlos Slim lại là một ngoại lệ nổi bật. Không chỉ miễn nhiễm với các đòn trừng phạt kinh tế, ông còn ghi nhận mức tăng trưởng tài sản đáng kể, củng cố vị thế là một trong những người giàu nhất hành tinh.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn cho Nga khỏi các mức thuế "có đi có lại" mà ông đã áp dụng đối với 180 quốc gia trong nỗ lực định hình lại thương mại toàn cầu. Nhưng điều đó không miễn cho Nga khỏi sự “tàn phá kinh tế” sau đó.
(VNF) - Trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến pháp lý đang leo thang tại Mỹ, OpenAI đệ đơn kiện ngược tỷ phú Elon Musk tại tòa án liên bang California, cáo buộc vị tỷ phú này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp vào các mối quan hệ kinh doanh của công ty với nhà đầu tư và khách hàng.
(VNF) - Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin liên doanh của Microsoft tại nước này sẽ ngừng hoạt động do biến động chính trị, kéo theo việc cắt giảm khoảng 2.000 nhân sự. Điều này dấy lên lo ngại về việc “rời đi” của các tập đoàn Mỹ trong thị trường.
(VNF) - Úc ngày 9/4 đã từ chối đề xuất của Trung Quốc về việc hợp tác chống lại thuế quan của Mỹ, thay vào đó họ khẳng định sẽ tiếp tục đa dạng hóa thương mại và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình.
(VNF) - Trong những năm kể từ cuộc chiến thương mại đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc, Bắc Kinh đã xây dựng một “kho vũ khí” thương mại để tấn công vào những nơi mà Mỹ dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, họ đang chuẩn bị triển khai chúng một cách toàn diện.
(VNF) - Sau khi Mỹ chính thức nâng thuế nhập khẩu lên 125% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Bắc Kinh không ngần ngại phát tín hiệu mạnh mẽ “đáp trả đến cùng”. Trong khi nhiều quốc gia chọn đàm phán để tránh leo thang căng thẳng, Trung Quốc lại chọn con đường đối đầu – không né tránh, không lùi bước.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm thị trường toàn cầu "choáng váng" sau khi tuyên bố ông sẽ cho phép tạm dừng trong 90 ngày các kế hoạch áp thuế quan qua lại đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc và nói với các phóng viên rằng ông làm như vậy vì mọi người đang "hoảng loạn" và "sợ hãi".
(VNF) - Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế 125% với hàng Trung Quốc sau khi nước này công bố trả đũa mức thuế 84% lên hàng hóa Mỹ, đồng thời tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày và giảm xuống 10% với hơn 75 quốc gia đang đàm phán với Mỹ.
(VNF) - Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động trung tâm đào tạo robot hình người đầu tiên vào tháng 7/2025 với mục tiêu thúc đẩy chia sẻ và khai thác dữ liệu quy mô lớn giữa các nhà phát triển robot.