Các nước xử phạt hành vi uống rượu, bia khi lái xe như thế nào?

Thanh Tâm - 07/01/2020 16:37 (GMT+7)

(VNF) - Tại các nước trên thế giới, hành vi lái xe sau khi uống bia, rượu vượt mức cho phép có thể bị tước bằng lái vĩnh viễn, thậm chí ngồi tù.

VNF
Mức xử phạt hành vi uống rượu, bia khi lái xe của các trên thế giới thế nào?

Mỹ: Công dân 21 tuổi uống rượu khi lái xe là phạm pháp

Mỹ có những quy định rất rõ ràng và cụ thể về việc uống rượu bia khi lái xe. Trong đó đáng chú ý nhất là quy định công dân dưới 21 tuổi uống rượu khi lái xe là phạm pháp, bất kể chỉ số đo được là bao nhiêu.

Còn đối với những người từ 21 tuổi trở lên thì họ được lái xe khi nồng độ cồn trong máu là 80 microgam/100 ml. Trên hoặc bằng mức này, một người sẽ bị coi là lái xe khi say xỉn và vi phạm luật.

Ngoài ra, từng bang sẽ có luật riêng liên quan tới từng nhóm công việc và nghề nghiệp. Ví dụ, tại một số bang, đối với tài xế xe buýt trường học, giới hạn nồng độ cồn trong máu là 20mg/100 ml.

Hầu hết các bang tại Mỹ đều có chính sách không khoan nhượng với việc lái xe uống rượu bia. Ví dụ, với những người vi phạm dưới 21 tuổi, bằng lái của họ sẽ bị tịch thu. Nhiều bang có luật quy định phạt tù với những người tái phạm lần 2 tội uống rượu bia khi lái xe cũng như những khoản phạt từ vài trăm tới hàng nghìn USD.

Singapore: Phạt tù cao nhất 2 năm tù

Khác với Việt Nam, giới hạn cho phép người tại Singapore là 35 mg/100ml khí thở, hoặc 80mg/100ml máu.

Cảnh sát có thể yêu cầu người lái xe thổi vào máy để kiểm tra nồng độ cồn. Nếu người điều khiển không hợp tác, họ có thể bị bắt ngay mà không cần lệnh. Nếu bị kết tội uống chất có cồn khi lái xe, người vi phạm lần đầu sẽ bị phạt từ khoảng 1.500-7.400 USD và tối đa 1 năm tù.

Những người tái phạm lần 2 sẽ phải đối mặt với khoản phạt 3.700-14.800 USD và tối đa 2 năm tù. Người vi phạm cũng sẽ bị thu bằng ít nhất 2 năm (ít nhất 5 năm với người tái phạm).

Hàn Quốc: Tịch thu bằng lái trong 1 năm 

Luật giao thông tại Hàn Quốc mới được sửa đổi từ giữa năm 2019 cho phép nồng độ cồn trong máu ở ngưỡng 30 mm/100ml.

Nếu trong trường hợp vượt quá mức này, tài xế sẽ bị tịch thu bằng lái trong 90 ngày. Nếu chỉ số vượt qua 80 mg/100ml, người điều khiển sẽ bị tịch thu bằng lái trong 1 năm.

Trung Quốc: Cao nhất là ngồi tù

Đất nước đông dân nhất thế giới Trung Quốc quy định nồng độ cồn trong máu khi lái xe không được phép vượt quá 20 mg/100ml.

Nếu phát hiện các trường hợp nào vượt qua 80 mg/100ml máu, người điều khiển sẽ bị phạt nặng và thậm chí ngồi tù. Trong trường nếu gây tai nạn chết người hoặc tai nạn nghiêm trọng khi lái xe có nồng độ cồn thì người lái xe có thể sẽ bị tịch thu bằng lái vĩnh viễn.

Nhật Bản: Ngồi tù 20 năm

Theo Luật Giao thông đường bộ của Nhật Bản, người lái xe nếu có nồng độ cồn từ 0,15 mg/100ml khí thở có thể đối diện với án tù tới 3 năm và nộp phạt 500.000 Yên Nhật.

Nếu lái trong tình trạng say xỉn, người lái có thể bị phạt tới 5 năm tù và 1 triệu Yên. Đặc biệt, người ngồi sau phương tiện của tài xế không tỉnh táo hoặc say rượu cũng bị xử phạt tiền hoặc thậm chí ngồi tù.

Nếu trong trường hợp lái xe say rượu gây tai nạn nghiêm trọng, người lái sẽ bị phạt 20 năm tù đối với tai nạn chết người và 15 năm đối với tai nạn không chết người.

Anh: Ngồi tù 6 tháng

Tại Anh, nếu người lái xe có nồng độ cồn vượt quá mức quy định trên 0,35gram/lít  khí thở thì mức phạt sẽ từ 1 - 3 tháng tù, nộp phạt số tiền tối thiểu 2.500 bảng - 25.000 bảng Anh (hơn 750 triệu đồng) và tịch thu bằng lái có thời hạn.

Với người tái phạm trong 10 năm kể từ lần đầu vi phạm, lệnh cấm điều khiển phương tiện sẽ kéo dài 3 năm.

Trong trường hợp nếu gây tai nạn chết người, người lái xe có thể phải ngồi tù 14 năm, bị thu bằng 2 năm và phải thi lại bằng lái trước khi được tiếp tục điều khiển phương tiện giao thông.

Pháp: Ngồi tù 2 năm và cấm lái xe 3 năm

Tại Pháp, lái xe với nồng độ cồn trong máu vượt quá 50 mg/100ml sẽ bị coi là phạm pháp. Với người mới được cấp bằng lái dưới 3 năm, mức quy định là 20 mg/100ml máu.

Trường hợp tài xế xe buýt vi phạm, họ có thể bị tước bằng lái 3 năm. Nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 mg/100ml, tài xế có thể bị phạt tới khoảng 5.000 USD, tối đa 2 năm tù và cấm lái xe trong 3 năm.

Đức: Phạt 560 USD và thu bằng lái xe

Tại Đức, người có ít hơn 2 năm kinh nghiệm lái xe hoặc dưới 21 tuổi bị cấm hoàn toàn sử dụng chất có cồn. Mức cho phép theo luật Đức là dưới 30 mg/100ml. Người lái xe đạp cũng có quy định về việc sử dụng chất có cồn với nồng độ cồn trong máu là 160 mg/100ml.

Nếu gây ra tai nạn, người lái xe đạp nhận hình phạt tương tự như với tài xế ô tô. Hình phạt thấp nhất ở Đức là khoảng 560 USD và thu bằng lái xe. Mức phạt tăng lên theo nhiều nấc tùy vào quy định về chỉ số và hậu quả gây ra do tài xế bị ảnh hưởng bởi chất có cồn.

Xem thêm: Từ 2020: Lái xe máy khi có nồng độ cồn bị phạt từ 2 triệu đồng

Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.