Theo đó, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì bị phạt như sau:
Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng (Nghị định 46/2016/NĐ-CP không quy định mức phạt tiền với trường hợp này).
Từ năm 2020: Lái xe máy khi có nồng độ cồn bị phạt từ 2 triệu đồng
Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam đến 80 miligam /100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng (mức phạt theo Nghị định 46 là từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng).
Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (Mức phạt theo Nghị định 46 là từ 3.000.000 đồng đến 4 triệu đồng).
Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Từ 2020, đi xe máy vượt đèn vàng sẽ bị phạt tới 1 triệu đồng
Cũng từ năm 2020, đi xe máy vượt đèn vàng sẽ bị phạt tới 1 triệu đồng. Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Cụ thể, theo đó, Điểm e, khoản 4, Điều 6 quy định người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả máy điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 600.000 đến 1.000.000 đồng.
(Hiện hành mức phạt quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP với cùng hành vi là 300.000 đồng đến 400.000 đồng).
Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100.
(Hiện hành mức phạt là từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng theo Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46).
Xem thêm: MPV chạy dịch vụ, chọn Mitsubishi Xpander hay Toyota Rush?